05.Tên tổ chức chủ trì:
Trường THPT Lục Ngạn số 3
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
13.Phương pháp nghiên cứu:
<ul>
<li>Phương pháp nghiên cứu lý luận:</li>
</ul>
Nghiên cứu một số giáo trình phương pháp dạy học môn toán, SGK phổ thông, sách bồi dưỡng giáo viên THPT, các sách tham khảo, các tạp chí về giáo dục, một số luận văn có liên quan đến đề tài.
<ul>
<li>Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:</li>
</ul>
Tổng kết kinh nghiệm qua nhiều năm trực tiếp giảng dạy, qua trao đổi kinh nghiệm với một số GV giỏi bộ môn Toán ở trường THPT. Từ đó xây dựng được hệ thống các bài tập điển hình và những gợi ý dạy học nhằm rèn luyện kỹ năng giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp toạ độ trong không gian.
<ul>
<li>Phương pháp quan sát, điều tra:</li>
</ul>
Quan sát và điều tra thực trạng dạy học giải toán hình học không gian đối với HS lớp 12, qua đó nắm bắt được nhu cầu của việc rèn luyện kỹ năng giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp toạ độ trong không gian.
<ul>
<li>Phương pháp thử nghiệm sư phạm:</li>
</ul>
<strong> </strong>Thử nghiệm việc rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp toạ độ trong không gian để giải bài toán hình học không gian thông qua chuyên đề tự chọn môn Toán lớp 12.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
17.Kinh phí được phê duyệt:
Kết quả thực hiện:
<em><strong>- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn </strong></em>
Trên cơ sở tìm hiểu về vị trí, vài trò và ý nghĩa của bài tập toán trong trường phổ thông, tìm hiểu về mục đích và chức năng dạy học bài tập hình học không gian ở bậc THPT, tìm hiểu một số phương pháp giải toán hình học không gian, tìm hiểu về tình hình học phần hình học không gian của HS lớp 12 và thông qua việc thăm dò ý kiến của một số GV dạy Toán THPT, từ đó thấy được nhu cầu cần thiết của việc rèn luyện kỹ năng giải toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ.
<em><strong>- Xây dựng hệ thống các dạng bài tập điển hình nhằm rèn luyện kỹ năng giải toán hình không gian bằng phương pháp tọa độ cho HS lớp 12, góp phần đổi mới phương pháp dạy và học tập ở trường phổ thông.</strong></em>
Mô hình này đã đưa ra một quy trình bốn bước để giải bài tập hình học không gian bằng phương pháp tọa độ, cũng đã phân dạng việc giải các bài tập hình học không gian bằng phương pháp tọa độ theo đặc trưng của các hình thông dụng: Hình chóp tám giác, hình chóp tứ giác, hình lăng trụ tam giác, hình lăng trụ tứ giác và chỉ ra mối liên hệ giữa việc gắn hệ trục toạ độ trong các hình này với việc gắn hệ trục toạ độ trong hình tứ diện. Từ đó giúp HS có kinh nghiệm giải toán, rèn luyện kỹ năng chọn hệ trục toạ độ, chuyển bài toán sang ngôn ngữ tọa độ và biết khái quát một số kết quả để vận dụng vào bài toán tổng quát hơn.
GV có thể sử dụng hệ thống bài tập đã phân dạng này trong các tình huống dạy học khác nhau như: Làm bài tập về nhà, bài tập phân hóa, dùng để bồi dưỡng HS khá giỏi, dùng để làm bài kiểm tra,... góp phần bồi dưỡng năng lực giải toán cho HS.
<em><strong>- Thử nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi của đề tài.</strong></em>
Sử dụng hệ thống bài tập đã xây dựng và kết hợp với các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo như hướng dẫn phương pháp tự học cho HS, phương pháp dạy học tổ chức theo nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề... Đã cho thấy việc rèn luyện kỹ năng sử dụng phương pháp tọa độ để giải bài toàn hình học không gian có thể thực hiện đối với đa phần HS lớp 12 và các em đều thấy được đây là một cách giải hiệu quả để làm được nhiều bài toán hình học không gian, bước đầu cho thấy tính khả thi của đề tài.