Trương Thu Thủy

01.Tên nhiệm vụ: 

Đánh giá thực trạng các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn huyện Lục Nam, đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Phòng Văn hóa & Thông tin huyện Lục Nam
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Trương Thu Thủy
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Đề tài nhằm mục tiêu đánh giá một cách chân thực nhất về thực trạng các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng trên địa bàn, về hiểu biết của nhân dân với di tích, các phương pháp đang được áp dụng để quản lý di tích trên thực tế, từ đó có những đề xuất, kiến nghị về giải pháp bảo tồn và phát triển di tích. - Lưu giữ lại văn hóa, lịch sử và truyền thống thông qua bảo tồn, phát triển di tích có một ý nghĩa văn hóa, nhân văn sâu sắc đối với các thế hệ sau. Đó là sự kết nối về mặt văn hóa, tâm linh, lịch sử, giữa quá khứ và hiện tại, là cơ sở văn hóa bền vững, là nền tảng để văn hóa Việt Nam phát huy những giá trị truyền thống nội lực và là tiền đề quan trọng để góp phần phát triển kinh tế, vă hóa xã hội trên địa bàn.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Điều tra, khảo sát, phỏng vấn thu thập thông tin về 79 di tích lịch sử văn hóa trên cơ sở các tài liệu liên quan; thu thập một số thông tin bằng phương pháp phát phiếu phỏng vấn thu thập thực tế tại nơi có di tích - Kế thừa một số báo cáo đánh giá, các tài liệu có liên quan về các di tích đã có trước đây. - Phương pháp phối hợp: Phối hợp trong công tác điều tra, phỏng vấn và cung cấp tài liệu liên quan với các phòng ban chuyên môn của huyện và UBND các xã, thị trấn.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
huyện Lục Nam
17.Kinh phí được phê duyệt: 
40 triệu đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Thực trạng di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Lục Nam Qua khảo sát thực tế tại các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cho thấy tồn tại một số thực trạng sau: - Thực trạng về công tác quản lý: trên địa bàn huyện có 79 di tích có 1 di tích do UBND xã quản lý, còn 78 di tích giao cho thôn quản lý. Việc bài trí, thờ tự trong di tích cũng không được đảm bảo thống nhất, các hiện vật mới đưa vào di tích thậm chí còn ảnh hưởng lớn đến hiện trạng di tích và phong tục, tập quán vùng miền. Có 77/79 di tích có hồ sơ, lý lịch; và 10/79 di tích được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thực trạng về bảo tồn, tôn tạo: Hầu hết các di tích sau trùng tu tôn tạo không còn giữ nguyên được giá trị cũ, nhiều di tích đã bị xóa hẳn vết tích cũ, được dựng lại sau khi có Nghị quyết TW 5 khóa VIII. - Thực trạng về tuyên truyền giới thiệu: Trong 79 di tích chỉ có di tích Suối Mỡ hàng năm có tổ chức tuyên truyền giới thiệu với các hình thức như: thông qua lễ hội, hội thảo, qua các trang mạng. qua các phương tiện thông tin đại chúng. Các di tích còn  lại không thực hiện việc tuyên truyền được. Qua điều tra có trên 90% số người được hỏi đều trả lời không được tuyên truyền và giới thiệu về di tích. - Thực trạng về nhận thức của người dân: trong số 1098 phiếu điều tra có 212 người nhận thức rõ về di tích, 248 người không biết gì về di tích; 638 người nhận biết hạn chế về di tích. Trong 61 phiếu phát đến đại diện ban quản lý thông có đến 1/3 số trưởng thôn nhận thức hạn chế về di tích và trong 23 phiếu phát cho xã vẫn còn thông tin hình thức, thiếu chính xác 2. Giải pháp bảo tồn và phát triển di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện Lục Nam - Nhóm giải pháp về tuyên truyền: cần tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân; cắm biển cho di tích; trong khuôn viên di tích cần xây dựng khu giới thiệu hoặc bảng biểu sơ lược về di tích như quá trình hình thành...; tăng cường tuyên truyền, quảng bá lễ hội qua các kênh thông tin đặc biệt là lễ hội có gắn với nhân vật lịch sử. - Nhóm giải pháp về bảo tồn: Áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất vào lĩnh vực bảo tồn và phát huy di tích; UBND huyện cần quan tâm chỉ đạo cơ sở, tranh thủ mọi nguồn đầu tư cho trùng tu và tôn tạo di tích; Bổ sung vào các di tích những yếu tố cần thiết nhằm phát huy tác dụng di tích mộ cách cao nhất. - Giải pháp phát triển gắn với du lịch: Cần xây dựng, hình thành chiến lược sản phẩm du lịch phù  hợp với tiềm năng và thế mạnh của huyện; mở và kết nối các tuyến tham quan du lịch với tỉnh và các tỉnh lân cận - Giải pháp về công tác quản lý, phân cấp quản lý: Cần phân cấp quản lý cụ thể, phù hợp với thực tế; quan tâm hỗ trợ khôi phục lễ hội và các nghi lễ truyền thống; đẩy mạnh công tác quản lý giám sát, nâng cao chất lượng dịch vụ hiện đang khai thác; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý ngành văn hóa được học tập kinh nghiệm quản lý; mở rộng mối quan hệ trong lĩnh vực bảo vệ và khai thác du lịch; quan tâm tới việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các di tích.
Thời gian bắt đầu: 
03/2014
Thời gian kết thúc: 
10/2014
Năm thực hiện: 
2014
852