Th.S Đào Trọng Nghĩa

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng mô hình nuôi cá trê vàng lai theo phương pháp thâm canh tại xã Hồng Thái - Việt Yên

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Sở Khoa học và Công nghệ
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Th.S Đào Trọng Nghĩa
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Xây dựng mô hình nuôi cá trê vàng lai thương phẩm với quy mô 3.400 con theo phương pháp nuôi thâm canh. - Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển của giống cá trê vàng lai, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình so với các mô hình nuôi cá truyền thống tại địa phương. - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật nuôi cá trê vàng lai theo phương pháp thâm canh, phù hợp với quy mô hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Tập huấn quy trình kỹ thuật chăn nuôi cho người dân. - Khuyến cáo nhân rộng mô hình, góp phần đa dạng hóa các giống thủy sản trong chăn nuôi, từng bước nâng cao thu nhập cho người dân.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật nôi cá trê vàng lai; - Xây dựng mô hình thử nghiệm quy mô 34.000 con; - Hoàn thiện quy trình kỹ thuật; - Khuyến cáo, nhân rộng mô hình.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
Mô hình nuôi cá trê vàng lai 34.000 con
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
huyện Việt Yên
16.Thời gian thực hiện: 
10
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 190.520.000 đồng (kinh phí từ nguồn ngân sách sự nghiệp KHCN: 50.000.000 đồng; Đối ứng: 140.520.000 đồng)
18.Quyết định phê duyệt: 
54/QĐ-KHCN ngày 31/3/2014
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Tập huấn quy trình kỹ thuật Đơn vị chủ trì đã phối hợp với UBND, Hội nông dân xã Hồng Thái, huyện Việt Yên tổ chức tập huấn quy trình chăn nuôi cá trê vàng lai theo phương pháp thâm canh cho 30 hộ dân. 2. Xây dựng kết quả mô hình nuôi thử nghiệm cá trê vàng lai Lựa chọn hộ gia đình ông Hoàng Xuân Trường (Thôn Đức Liễn, xã Hồng Thái) để triển khai với quy mô 3.400 con với 2 đợt. 2.1. Đặc điểm ngoại hình của cá trê vàng lai Cá trê vàng lai là kết quả của lai giống bằng phương pháp sinh sản nhân tạo giữa cá trê phi và cá trê vàng. Qua theo dõi cho thấy các trê vàng lai có ngoại hình tương tự như cá trê vàng, da trơn nhẵn, đầu bẹp, thân hình trụ, dẹp ở phía đuôi; thân có màu vàng xám hoặc nâu vàng xám, phần bụng màu vàng nhạt, trên thân nhiều đốm bông cẩm thạch và nhiều chấm trắng nhỏ. 2.2. Tỷ lệ nuôi sống Tỷ lệ nuôi sống của cá trê vàng lai trung bình đợt 1 đạt 74.79%; đợt 2 à 74.75 %. Qua đó có thể khẳng định cá trê vàng lai có tỷ lệ sống cao, phù hợp với điều kiện chăn nuôi thâm canh tại huyện Việt Yên. 2.3. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng cơ thể cá Trung bình cả 2 đợt nuôi tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng của cá đạt 0.973 kg thức ăn/kg cá, thấp hơn so với các loại cá khác như: trôi, trắm, mè, chép, rô phi nuôi kết hợp. Điều đó cho thấy cá trê vàng lai có khả năng hấp thu thức ăn rất tốt, cá có khả năng ăn tạp và tận dụng được các nguồn thức ăn tự nhiên trong ao. 2.4. Tình hình dịch bệnh - Bệnh Nấm ngoài ra + Biện pháp điều trị: Dùng Neptrisine trộn vào thức ăn với liều lượng 50 gam/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày Dùng Tetracilin trộn vào thức ăn với liều lượng 50 gam/lần x 2 lần/ngày x 5 ngày Dùng Neo xanh với liều lượng 350 ml hòa với 20 lít nước té đều khắp mặt ao (7 ngày/lần x 2 lần). - Bệnh Xuất huyết đường tiêu hóa + Biện pháp điều trị Dùng Antydian trộn vào thức ăn với liều lượng 50 gam/lần x 2 lần/ngày x 7 ngày Dùng Neo xanh với liều lượng 350 ml hòa với 20 lít nước té đều khắp mặt ao (7 ngày/lần x 2 lần).
Thời gian thực hiện (tháng): 
10
Thời gian bắt đầu: 
04/2014
Thời gian kết thúc: 
11/2014
Năm thực hiện: 
2014
855