01.Tên nhiệm vụ:
Nghiên cứu ứng dụng mô hình sản xuất rau mầm quy mô hộ gia đình trên địa bàn huyện Việt Yên
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì:
Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
Nguyễn Thị Thanh Huyền
09.Mục tiêu nghiên cứu:
Sử dụng giá thể Tribat của công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn xanh và giá thể GT của Viện Nông hóa Thổ nhưỡng, cát vàng để sản xuất rau mầm quy mô hộ gia đình tại huyện Việt Yên
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
huyện Việt Yên
17.Kinh phí được phê duyệt:
Tổng kinh phí: 43.840.000 đồng (kinh phí từ ngân sách sự nghiệp KHCN: 30.000.000 đồng; đối ứng: 13.840.000 đồng)
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
1. Nghiên cứu thực nghiệm xác định hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm rau mầm
1.1 Xử lý hạt giống
Trong kỹ thuật xử lý hạt giống có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hạt như nhiệt độ, chất khử trùng, kỹ thuật ngâm ủ...
- Đối với rau mầm củ cải và cải ngọt: Qua nghiên cứu, phân tích và đánh giá cho thấy mỗi loại hạt đều có biện pháp xử lý hạt khác nhau.
+ Cải củ: ngâm trong nước nóng 2 giờ -> ủ 6 giờ, tỷ lệ nảy mầm đạt cao nhất là 98.1%.
+ Cải ngọt: Ngâm trong nước lạnh 2 giờ -> ủ 6 giờ, tỷ lệ nảy mầm cao nhất đạt 97.2%
+ Đậu tương: Do hạt to, hàm lượng chất dinh dưỡng lớn đặc biệt hàm lượng protein cao nên quá trình nảy mầm của hạt phụ thuộc lớn vào độ ẩm của hạt. Vì vậy, cần ngâm trong nhiệt độ khoảng 30-40 oC, thời gian ngâm từ 2.5 - 3h -; ủ khoảng 10 - 12h.
1.2. Nghiên cứu xác định giá thể phù hợp cho sản xuất các loại rau mầm
- Đối với rau cải củ và cải ngọt: Sau khi nghiên cứu, theo dõi cho thấy, 2 loại này phù hợp với giá thể Tribat của Công ty TNHH Công nghệ Sinh học Sài Gòn.
- Đối với đậu tương: chọn giá thể là cát vàng để gieo mầm sẽ cho năng suất cao nhất.
1.3. Nghiên cứu xác định độ dày của giá thể
- Đối với rau mầm cải củ và cải ngọt: Độ dày hợp lý từ 2 - 2.5 cm
- Đối với đậu tương: Độ dày tối đa là 10 cm
1.4. Mật độ gieo
- Cải củ: 50g/khay, năng suất đạt 795g
- Cải ngọt: 25g/khay, năng suất đạt 325g
- Đậu tương: 120g/khay, năng suất đạt 658g
1.5. Nghiên cứu xác định vật liệu che phủ
Sau khi nghiên cứu, theo dõi cho thấy, ở cả 3 loại rau mầm vật liệu che phủ sử dụng tốt nhất là nilon đen.
1.6. Nghiên cứu xác định thời gian che phủ
- Cải ngọt: Che phủ trong 4 ngày
- Cải củ: Che phủ trong 5 ngày
- Đậu tương: Che phủ đến khi thu hoạch
1.7. Thời gian thu hoạch phù hợp
- Cải củ: Thời gian thu hái thích hợp là sau gieo 7 ngày, khi đó rau sẽ xanh và đạt năng suất cao.
- Cải ngọt: Thời gian thu hái thích hợp là sau gieo 8 ngày
- Đậu tương: Thời gian thu hái thích hợp là 6 ngày
2. Phân tích hàm lượng dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm rau mầm
Qua phân tích cho thấy, đối với rau mầm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, hàm lượng vitamin cao hơn nhiều so với rau thường. Hàm lượng NO3 thấp hơn so với tiêu chuẩn quy định 40% (quy định tối đa là 500mg/kg).
3. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian bảo quản rau mầm
Ảnh hưởng bao gói sản phẩm: Mầm cải có thể bảo quản trong 5 ngày bằng túi PE; Đậu tương thời gian bảo quản là 6 - 7 ngày
4. Triển khai mô hình sản xuất rau mầm tại một số hộ gia đình trên địa bàn huyện Việt Yên
Lựa chọn 20 hộ gia đình tham gia mô hình.
Hướng dẫn quy trình gieo trồng cho các hộ gia đình
Hiệu quả kinh tế thu được: khoảng 100 khay thì mỗi khau thu khoảng 700.000/tuần. Lãi suất tương ứng từ 15.000 - 20.000đ/kg
Thời gian bắt đầu:
02/2014
Thời gian kết thúc:
11/2014
Năm thực hiện:
2014
888