ThS. Lê Thị Thanh Tĩnh

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn giáo trình, tài liệu phục vụ đào tạo theo học chế tín chỉ ở trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thị Thanh Tĩnh Cộng sự:                  ThS. Nguyễn Đức Du
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Đánh giá thực trạng nguồn giáo trình, tài liệu phục vụ trong dạy học hệ Cao đẳng chính quy ở trường hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp phát triển nguồn giáo trình, tài liệu phục vụ trong đào tạo theo học chế tín chỉ.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu tài liệu văn bản Phương pháp điều tra bằng phiếu Phương pháp phỏng vấn Phương pháp xử lý số liệu Phương pháp thực nghiệm
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Chưa rõ
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Thực trạng giáo trình, tài liệu ở trường Ngô Gia Tự Bắc Giang a. Giáo trình, tài liệu ở Trung tâm Thông tin thư viện Thư viện trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang hiện có 8231 đầu sách giáo trình, tài liệu với khoảng 124.000 bản in. Trên thư viện năm 2012, 2013 có khoảng trên 100.000 bản sách với trên  6000 đầu sách. So với kết quả nghiên cứu thì số lượng đầu sách đã tăng lên hơn 2.000 đầu sách. Kết quả khảo sát tại Trung tâm thông tin thư viện cho thấy có: 35% lĩnh vực khoa học tự nhiên; 40% sách lĩnh vực khoa học xã hội- chính trị; 15% lĩnh vực văn học nghệ thuật, 10% thuộc lĩnh vực khoa học kỹ thuật và các loại khác. Thống kê về giáo trình, tài liệu trong đề cương chi tiết học phần của các ngành đào tạo đã được Nhà trường nghiệm thu cho kết quả trên 70% học phần của các ngành học đều có giáo trình chính, các học phần của các ngành đào tạo có tài liệu tham khảo từ 1 đến dưới 5 quyển có tỷ lệ 80%. Như vậy giáo trình, tài liệu nhà trường về cơ bản đáp ứng được phục vụ dạy học các ngành đào tạo. b. Giáo trình, tài liệu giảng viên biên soạn Kết quả thống kê trong 5 năm gần đây (từ 2009- 2014) cán bộ giảng viên nhà nước đã nghiên cứu biên soạn được 163 tài liệu trên tất cả các ngành học. 2. Một số giải pháp phát triển nguồn giáo trình tài liệu a. Công tác quản lý với việc phát triển nguồn giáo trình tài liệu - Xây dựng kế hoạch bổ sung tài liệu theo ngành học và các môn học, cần dự trù kinh phí để đảm bảo thực hiện bổ sung đó. - Tổ chức biên soạn tài liệu dạy học ở những học phần chưa có tài liệu, hoặc tài liệu không phù hợp, lạc hậu quá cũ. - Xây dựng kế hoạch tổ chức xét duyệt, giao co giảng viên nghiên cứu biên soạn, giáo trinhg tài liệu. - Xây dựng quy trình triển khai ứng dụng hiệu quả tài liệu đã được hội đồng khoa học Nhà trường nghiệm thu - Có cơ chế chính sách về quyền tác giả -Hằng năm nhà trường dành kinh phí nhất định cho việc phát triển nguồn tài liệu, giáo trình. b. Nâng cao vai  trò của giảng viên và bộ môn chuyên môn trong việc phát triển nguồn giáo trình, tài liệu - Xây dựng đề cương chi tiết học phần đảm bảo khoa học, đầy đủ cụ thể. - Chủ động tìm kiếm, giới thiệu tài liệu phục vụ môn học mà mình phụ trách. - Chủ động tìm kiếm nguồn tài liệu điện tử trên mạng Internet - Chủ động giới thiệu giáo trình, tài liệu đến sinh viên c. Nâng cao vai trò của thư viện trong việc phát triển nguồn giáo trình - Phát triển kho tài liệu - Quản lý và phục vụ tài liệu - Phục vụ tài liệu d. Tăng cường khai thác trên Internet phát triển nguồn giáo trình  điện tử        
Thời gian bắt đầu: 
03/2014
Thời gian kết thúc: 
12/2014
Năm thực hiện: 
2014
905