01.Tên nhiệm vụ:
Nghiên cứu thực trạng rừng dẻ tái sinh nhân tạo, đề xuất hướng bảo tồn và phát triển bền vững cây dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm giống cây trồng Bắc Giang
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ:
Ks. Nguyễn Năng Ban
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
1. ThS. Vũ Chí Đồng;
2. ThS. Vũ Trung Kiên;
3. Ks. Dương Văn Dũng;
4. CN. Bùi Thị Điệp.
09.Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng phân bó rừng dẻ tái sinh nhân tạo trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng vườn nhân giống và chăm sóc vườn giống gốc giống dẻ ăn quả nhằm bảo tồn và cung cấp nguồn giống dẻ có chất lượng cho các hộ trồng rừng.
- Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo thâm canh rừng dẻ tái sinh đạt năng suất từ 1,5 tấn/ha lên 2.0 tấn/ha.
- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững rừng dẻ ăn quả trên địa bàn tỉnh.
10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:
- Nghiên cứu thực trạng và phân bố rừng dẻ trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
+ Thu thập số liệu số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên (khí hậu, đất đai), kinh tế xã hội, diện tích rừng dẻ tái sinh...tỉnh Bắc Giang.
+ Nghiên cứu về thực trạng rừng dẻ tái sinh ở 4 huyện Lục Nam, Lục Ngạn, Sơn Động, Lạng Giang bao gồm: Xây dựng 2 mẫu phiếu điều tra và tiến hành điều tra 231 phiếu về tình hình sản xuất nông lâm nghiệp, canh tác rừng dẻ tái sinh nhân tạo; tiến hành điều tra nghiên cứu lâm học trên 140 ô tiêu chuẩn với các chỉ tiêu về loài cây, đường kính thân, chiều cao, đường kính tán…
- Xây dựng vườn nhân giống và chăm sóc vườn giống dẻ
+ Quy mô, địa điểm: 200 cây dẻ giống tại vườn ươm của Trung tâm Giống cây ăn quả - cây lâm nghiệp.
+ Giải pháp về kỹ thuật: Dùng cây dẻ gieo ươm trong bầu để làm gốc ghép, sau đó sử dụng cành giống từ cây dẻ ăn quả trội đã được tuyển chọn để ghép vào cây dẻ làm gốc ghép.
+ Đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển và sâu bệnh hại của vườn dẻ giống.
- Xây dựng mô hình áp dụng biện pháp kỹ thuật cải tạo, thâm canh rừng dẻ
+ Quy mô, địa điểm: Xây dựng mô hình chăm sóc 03 ha dẻ tại huyện Lục Nam và Lục Ngạn.
+ Giải pháp về kỹ thuật: Sau khi thu hoạch dẻ, tiến hành vệ sinh vườn sạch sẽ, phát dọn thực bì, đốn tỉa cành tạo tán. Áp dụng các biện pháp kỹ thuật theo quy trình của Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
+ Theo dõi, đánh giá tình hình sinh trưởng, phát triển, sâu bệnh hại và hiệu quả kinh tế của mô hình.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn cho người dân về biện pháp kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch và bảo vệ rừng dẻ; 02 hội thảo khoa học về nội dung nghiên cứu của đề tài.
- Nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật
+ Quy trình kỹ thuật nhân giống vườn ươm và chăm sóc vườn giống dẻ.
+ Quy trình cải tạo và thâm canh rừng dẻ tái sinh.
13.Phương pháp nghiên cứu:
- Chọn điểm nghiên cứu
- Thu thập số liệu
- Phương pháp xử lý số liệu và phân tích
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
2 huyện Lục Nam và Lục Ngạn
17.Kinh phí được phê duyệt:
Tổng kinh phí: 574.800.00 đồng ( trong đó kinh phí hỗ trợ từ sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh là: 420.550.000 đồng; kinh phí huy động từ trung tâm và dân: 154.250.000 đồng)
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
- Điều tra 210 hộ phân bố trên đại bàn 7 xã tại 3 huyện Lạng Giang, Lục Nam, Lục Ngạn
- 200 cây dẻ sinh trưởng tốt.
- Tổ chức 04 lớp tập huấn cho hộ nông dân tham gia đề tài và nông dân trong vùng.
- Tổ chức được 02 cuộc hội thảo khoa học đạt kết quả tốt.
Thời gian bắt đầu:
01/2014
Thời gian kết thúc:
12/2015
Năm thực hiện:
2014
924
Tổ chức phối hợp:
Phòng NN&PTNT Lục Nam
Phòng NN&PTNT Lục Ngạn