Ks. Nguyễn Thị Hoài Phương

01.Tên nhiệm vụ: 

Sản xuất chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông nghiệp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Ks. Nguyễn Thị Hoài Phương
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc đốt rơm rạ gây ra. Đồng thời chủ động trong sản xuất và giảm giá thành xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ phát triển nông nghiệp bền vững tại tỉnh Bắc Giang.

15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Mô hình xử lý 3.000 tấn rơm rạ thành phân hữu cơ sử dụng chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR sản xuất tại Bắc Giang (12 xã của 04 huyện, thành phố gồm: Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và Bắc Giang).
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 2.189.707.000 đồng Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách SNKH tỉnh là: 1.363.707.000 đồng Kinh phí đối ứng của cơ quan chủ trì: 61.000.000 đồng Kinh phí đối ứng của các hộ tham gia dự án là: 765.000.000 đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
<ol> <li><strong>Điều tra, khảo sát, lựa chọn địa điểm triển khai dự án</strong></li> </ol> Cơ quan chủ trì đã phối hợp với hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Giang lựa chọn địa điểm tổ chức ứng dụng chế phẩm Fito Biomix RR sản xuất tại Bắc Giang để xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ tại 12 xã của 04 huyện, thành phố gồm: huyện Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng và thành phố Bắc Giang. <ol start="2"> <li><strong> Kết quả tiếp nhận công nghệ và sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR</strong></li> </ol> Cơ quan chủ trì đã phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ thiết kế sơ đồ nhà xưởng, tiếp nhận công nghệ và tiến hành sản xuất chế phẩm Fito-Biomix RR tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&amp;CN Trung tâm đã mua sắm, lắp đặt hệ thống thiết bị sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR, công suất 10.000kg/năm, thực hiện sản xuất 600kg chế phẩm Fito-Biomix RR phục vụ cho công tác thử nghiệm. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6168:2002 về chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulo và tiêu chuẩn lưu hành Chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải tại Việt Nam của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trung tâm đã xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở, thiết kế bao bì, nhãn hiệu cho chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR sản xuất tại Bắc Giang <ol start="3"> <li><strong> Kết quả mô hình ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ</strong></li> </ol> <strong><em>3.1. Địa điểm và quy mô triển khai mô hình tại các địa phương</em></strong> Trung tâm đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Giang lựa chọn các địa điểm triển khai mô hình Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân hữu cơ tại 12 xã của 04 huyện, thành phố: Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Thành phố Bắc Giang.. Quy mô xử lý; 3000 tấn rơm rạ trong 3 vụ (vụ mùa năm 2013, vụ xuân và vụ mùa năm 2014) <strong><em>3.2. Kết quả theo dõi mô hình</em></strong> <em>3.</em><em>2.</em><em>1. Về biến động nhiệt độ của đống ủ           </em> Kết quả theo dõi biến động nhiệt độ của các đống ủ cho thấy: Các đống ủ đều tăng nhiệt độ cao, sau 5 ngày nhiệt độ đống ủ đã tăng lên trên 60<sup>o</sup>C, sau 15 ngày, nhiệt độ đống ủ đạt trung bình là 69<sup>o</sup>C. Khoảng từ 25 ÷ 30 ngày, các đống ủ bắt đầu ổn định nhiệt độ. Ở công thức đối chứng, không bổ sung chế phẩm, nhiệt độ đống ủ chỉ đạt cao nhất là 55,2<sup>o</sup>C ở giai đoạn 15 ngày ủ. <em>3.2.2.</em><em> Về biến động chiều cao đống ủ</em> Khi có bổ sung chế phẩm vi sinh vật, các đống ủ giảm chiều cao nhanh hơn so với đối chứng. Độ xẹp của đống ủ lớn nhất ở giai đoạn 10 đến 15 ngày. Sau khi kết thúc quá trình ủ 30 ngày, chiều cao các đống ủ đều giảm trên 50 % so với ban đầu. Chiều cao các đống ủ giảm nhanh hơn so với đối chứng không bổ sung chế phẩm (độ giảm chiều cao đống ủ ở công thức đối chứng không bổ sung chế phẩm chỉ đạt 41% so với chiều cao ban đầu). Độ xẹp của đống ủ lớn nhất ở giai đoạn 10 đến 15 ngày. Ở giai đoạn cuối quá trình ủ (ngày thứ 25 ÷ 30) độ giảm chiều cao đống ủ ít hơn cho thấy đống ủ đã ổn định. <em>3.2.3. Về thời gian phân hủy rơm rạ</em> Qua theo dõi ta thấy vi sinh vật phát triển mạnh nhất ở 10 -15 ngày với nhiệt độ cao nhất đạt 690C và độ giảm chiều cao đống là 48,46% ứng với pha log trong chu trình sống của vi sinh vật. Nhiệt độ đống ủ đi vào ổn định ở ngày thứ 25 ứng với pha cân bằng hoặc pha diệt vong trong chu trình sống của vi sinh vật. Vì vậy  phân ủ có thể sử dụng sau 25-30 ngày (30 -35 ngày đới với mùa đông) <a name="_Toc322017173"></a><em>3.2</em><em>.4</em><em>.  Đánh giá chất lượng sản phẩm phân hữu cơ từ rơm rạ sau khi ủ</em> Kết quả phân tích cho thấy, phân hữu cơ từ rơm rạ có hàm lượng hữu cơ cao 49,1 – 55%. Tỉ lệ nitơ, phốt pho tương đương với phân chuồng, hàm lượng kali cao. Hàm lượng vi sinh vật có ích đạt tiêu chuẩn của phân hữu cơ vi sinh vật. <em>3.2.5. Khối lượng phân hữu cơ sản xuất được từ dự án</em> Kết quả theo dõi mô hình cho thấy, sau khi ủ rơm rạ, khối lượng sản phẩm phân hữu cơ thu được đạt 40 ÷ 60% khối lượng rơm rạ đem ủ ban đầu (khối lượng rơm rạ sau khi đã làm ẩm). Do vậy, tính giá trị trung bình, khối lượng phân hữu cơ thu được đạt 50% khối lượng rơm rạ đem ủ thì lượng phân hữu cơ rơm rạ thu được sau khi triển khai dự án là 1.500 tấn. <ol start="4"> <li><strong> Mô hình ứ</strong><strong>ng dụng phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây lúa</strong></li> </ol> Trung tâm đã phối hợp với Hội liên hiệp phụ nữ tỉnh Bắc Giang thực hiện mô hình ứng dụng phân hữu cơ từ rơm rạ bón cho cây lúa tại 12 xã của 04 huyện, thành phố: Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Thành phố Bắc Giang. Quy mô thực hiện: 60 ha lúa trong 02 vụ (vụ xuân và vụ mùa năm 2014). Kết quả theo dõi cho thấy cây lúa được bón phân hữu cơ từ rơm rạ sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, đat năng suất trung bình 205kg/sào, tăng thêm so với mô hình không bón phân hữu cơ từ rơm rạ 12%. Phân hữu cơ từ rơm rạ giúp cải tạo đất, bổ sung các chất dinh dưỡng cho cây trồng, tăng hàm lượng mùn, hàm lượng hữu cơ, tăng dung tích trao đổi cation (CEC), duy trì ổn định hàm lượng các vi sinh vật có ích trong đất. <ol start="5"> <li><strong> Kết quả </strong><strong>xây dựng và hoàn thiện các quy trình kỹ thuật</strong></li> </ol> Cơ quan chủ trì đã phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ (Công ty cổ phần Công nghệ sinh học) xây dựng và hoàn thiện 06 quy trình kỹ thuật gồm: Quy trình nhân giống vi sinh vật; Quy trình bảo quản lưu giữ giống vi sinh vật; Quy trình công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR; Quy trình giám sát, đánh giá chất lượng chế phẩm; Quy trình sử dụng các thiết bị, máy móc chuyên dùng sản xuất chế phẩm sinh học Fito-Biomix RR; Quy trình công nghệ sử dụng chế phẩm sinh học Biomix xử lý rơm rạ sau thu hoạch thành phân bón hữu cơ. <strong><em>3.6</em></strong><strong><em>. Kết quả thực hiện công tác tập huấn chuyển giao kỹ thuật và tổ chức hội nghị, hội thảo</em></strong> Cơ quan chủ trì đã phối hợp với đơn vị chuyển giao công nghệ tổ chức 10 lớp tập huấn quy trình ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân hữu cho 600 lượt người dân tham gia tại 10 xã triển khai dự án. Qua các lớp tập huấn, đã phổ biến kiến thức cho người nông dân về quy trình kỹ thuật xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ. Các hộ tham gia dự án đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật được chuyển giao hướng dẫn. Đã tổ chức 02 hội nghị đầu bờ đánh giá hiệu quả của phân ủ hữu cơ từ rơm rạ trên cây lúa cho 100 lượt đại biểu tham dự, 01 hội thảo khoa học về ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ cho 40 đại biểu tham dự. Thông qua hội nghị, hội thảo, các đại biểu thấy được hiệu quả của mô hình, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện dự án, bàn và đưa ra các giải pháp phát triển, nhân rộng các mô hình trong thời gian tới./.
Thời gian bắt đầu: 
03/2013
Thời gian kết thúc: 
12/2014
Năm thực hiện: 
2014
571