Nguyễn Thế Chính

01.Tên nhiệm vụ: 

Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy các loại hình văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Nguyễn Thế Chính
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Đánh giá thực trạng kho tàng di sản văn hóa phi vật thể  tiêu biểu  trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

- Nghiên cứu, đánh giá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của các địa phương trong tỉnh và đề xuất các giải pháp bảo tồn, khai thác giá trị di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu các dân tộc tỉnh Bắc Giang

- Kết quả nghiên cứu đánh giá các giá trị di sản văn hóa phi vật thể làm cơ sở cho việc chọn lọc một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu trình Bộ VHTTDL đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
461.226.000 đồng
Lĩnh vực: 
Khoa học nhân văn
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Đánh giá thực trạng di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Qua Kiểm kê, khảo sát trên 10 huyện, thành phố với 3.000 phiếu cho thấy: Hiện toàn tỉnh đã có trên 500 lễ hội lớn nhỏ được duy trì mở hàng năm. Trên 2000 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, có trên 600 di tích đã được xếp hạng. Đến nay đã tiến hành lập hồ sơ khoa học cho 17 di sản văn hóa phi vật thể. Đã được đề nghị Hội đồng xét duyệt gửi Bộ VHTTDL xét công nhận. Hội đồng di sản văn hóa quốc gia Bộ VHTTDL đã tổ chức xét duyệt, công nhân 7 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của tỉnh Bắc Giang. Đặc biệt di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh là Dân ca Quan họ; hát Ca trù đã được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhận loại và Mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên được công nhận là di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Công tác tuyên truyền, bảo tồn giá trị di sản văn hóa phi vật thể tuy đã được triển khai thực hiện thu được nhiều kết quả song do địa bàn phân bố rộng, công với sự phát triển kinh tế thị trường, cuộc sống hiện đại nên một số di sản văn hóa phi vật thể đã mất, có nguy cơ mai một. 2. Những nội dung chính nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Đơn vị chủ trì tiến hành nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh gồm những nội dung: - Nghiên cứu, tìm hiểu, bảo tồn và phát huy di sản ngôn ngữ, chữ viết của một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Văn học dân gian các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – Phương án bảo tồn và phát huy giá trị - Tìm hiểu, bảo tồn và phát huy nghệ thuật trình diễn dân gian - Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của những lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Tìm hiểu về tri thức dân gian tiêu biểu của một số dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - Phong tục tập quán của các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bắc Giang – Nét di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo tồn và phát huy. - Những làng nghề thủ công tiêu biểu trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. 3. Nghiên cứu, lựa chọn các di sản tiêu biểu bước đầu lập hồ sơ cho các DSVHPVT đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào danh mục DSVHPVT cấp quốc gia. Trên cơ sở các di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê nhận diện, trong 2 năm thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài và các cộng sự đã tích cực tham mưu cho tỉnh lựa chọn một số di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu của tất cả các loại hình di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc tỉnh Bắc Giang để lập hồ sơ theo qui định tại Điều 11, mục 2, chương II, Thông tư số 04/2010/TT-BVHTTDL ngày 30/6/2010 của Bộ VHTTDL Qui định việc kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể và lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể bao gồm: lý lịch, ảnh (ít nhất 10 ảnh), băng ghi hình (ít nhất dài 10 phút), băng ghi âm, bản đồ vị trí di sản. Đến nay, đã có 17 hồ sơ di sản văn hóa Phi vật thể của tỉnh gồm: Lễ hội đình Vồng, xã Song Vân, huyện Tân Yên. Lễ hội Y Sơn, xã Hoà Sơn, huyện Hiệp Hoà. Dân ca Cao Lan, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn. Làng nghề mây tre đan Phúc Tằng, xã Tăng Tiến, huyện Việt Yên. Lễ hội Từ Hả, xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn. Lễ hội Tiếu Mai, xã Mai Đình, huyện Hiệp Hòa. Lễ hội bơi chải An Châu, thị trấn An Châu, huyện Sơn Động. Lễ hội Xương Giang, xã Xương Giang, thành phố Bắc Giang. Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng. Lễ hội Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương, huyện Lục Nam. Lễ hội Yên Thế, thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế. Lễ hội Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên. Dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. Lễ cấp sắc Dao, xã Tuấn Mậu, huyện Sơn Động. Nghi lễ then Tày, xã Tân Hoa, huyện Lục Ngạn. Nghi lễ chầu văn của người Việt tỉnh Bắc Giang. Lễ hội Tiên Lục, xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang. Lễ hội Bừng, xã Tân Thanh, huyện Lạng Giang. đã được tỉnh Bắc Giang thành lập Hội đồng xét duyệt gửi Bộ VHTTDL xét công nhận. Hội đồng di sản văn hóa quốc gia Bộ VHTTDL đã tổ chức xét duyệt, công nhân 7 di sản văn hóa phi vật thể của tỉnh Bắc Giang gồm: Dân ca Quan họ; hát Ca trù; lễ hội Yên Thế; lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm; lễ hội Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên; dân ca Cao Lan, xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn; dân ca Sán Chí, xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn. 4. Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về Di sản văn hoá phi vật thể tiêu biểu của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. Phần mềm Quản lý văn hoá phi vật thể tỉnh Bắc Giang là một phần mềm đầu tiên trong cả nước chuyên sâu về lĩnh vực văn hoá phi vật thể. Ngoài việc lưu trữ những kết quả nghiên cứu của Đề tài khoa học, phần mềm còn có tính năng quảng bá văn hoá phi vật thể trong và ngoài nước. Phần mềm hiện đang được cài đặt trên máy chủ Internet có địa chỉ: http://113.160.158.17:81/qlvhphivatthe Sau khi tổ chức nghiệm thu Đề tài, phần mềm sẽ được đăng ký tên miền phù hợp để thuận lợi cho việc quảng bá văn hoá và phục vụ các hoạt động nghiên cứu, trao đổi liên quan đến lĩnh vực Văn hoá phi vật thể. Hiện nay, phần mềm là một kho lưu trữ, quảng bá thông tin tổng hợp về Văn hoá phi vật thể trong tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra, phần mềm còn cho phép cập nhật các thông tin liên quan đến các hoạt động Văn hoá phi vật thể trong và ngoài nước.
Thời gian bắt đầu: 
01/2012
Thời gian kết thúc: 
12/2013
Năm thực hiện: 
2013
458