Th.s Mai Sơn

01.Tên nhiệm vụ: 

Thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ cho thanh niên tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Th.s Mai Sơn
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ.

Phân tích tình hình vi phạm pháp luật an toàn giao thông đường bộ của thanh niên tỉnh Bắc Giang.

Phân tích, đánh giá nhận thức, hành vi chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ của thanh niên tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ cho thanh niên.

Nghiên cứu đề xuất một số mô hình điểm về thanh niên với chật tự án toàn giao thông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Đề xuất các giải pháp của Đoàn Thanh niên công sản Hồ Chí Minh trong việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ cho thanh niên tỉnh Bắc Giang.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Đang cập nhật
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Đang cập nhật
Lĩnh vực: 
Khoa học xã hội
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
1. Cơ sở lý luận Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra các cơ sở lý luận về: Lý luận về nhận thức Lý luận về hành vi Phân tích nhận thức, hành vi, ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông đường bộ Khái quát hệ thống pháp luật về an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam và các quy định về vấn đề an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Bắc Giang hiện nay. 2. Đánh giá thực trạng nhận thức và hành vi chấp hành pháp luật về an toàn giao thông đường bộ của thanh niên tỉnh Bắc Giang 2.1. Khái quát tình hình thanh niên Bắc Giang Tỉnh Bắc Giang hiện có hơn 400 nghìn thanh niên, chiếm khoảng 27% dân số và 45% số người trong độ tuổi lao động. Tính đến hết năm 2010, đoàn viên tỉnh Bắc Giang trong độ tuổi hiện có 93.954 người, trong đó chia ra các nhóm đối tượng cụ thể như sau: ĐVTN khối nông thôn là 26.319 người, khối đô thị là 1.972 người, khối công nhân là 2.972 người, khối công chức, viên chức là 4.442 người, khối trường học là 57.090 người, khối lực lượng vũ trang là 1.159 người. 2.2 Tình hình vi phạm pháp luật an toàn giao thông đường bộ của thanh niên tỉnh Bắc Giang 2.2.1 Tình hình vi phạm pháp luật an toàn giao thông đường bộ Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, tình hình tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng chưa bền vững, số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, rất nghiêm trọng có xu hướng tăng và thực tế vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông. Năm 2008, toàn tỉnh xảy ra 188 vụ tai nạn giao thông, làm chết 188 người, bị thương 88 người. Năm 2009, xảy ra 228 vụ tai nạn giao thông, làm chết 222 người, bị thương 138 người. Năm 2010, xảy ra 183 vụ tai nạn giao thông, làm chết 196 người, bị thương 91 người. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông do ý thức của người tham gia giao thông (gần 90%), tập trung ở một số lỗi như sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện không làm chủ tốc độ, đi sai phần đượng, không chú ý quan sát, tránh, vượt sai quy định, không đội mũ bảo hiểm... 2.2.2 Nguyên nhân của những vi phạm pháp luật về An toàn giao thông trong thanh niên Qua nghiên cứu, hành vi vi phạm pháp luật về An toàn giao thông trong thanh niên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, song chủ yếu là một số nguyên nhân sau: - Trình độ văn hóa của một bộ phận thanh niên, nhất là thanh niên nông thôn còn thấp. - Việc giáo dục, tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông tại các trường học chưa được nhiều và chưa thường xuyên. - Quan niệm về cuộc sống của một bộ phận thanh niên còn lệch lạc, có lối sống thực dụng, không có lý tưởng, ý thức chấp hành pháp luật trong đó có pháp luật về trật tự an toàn giao thông còn kém, tâm lý lứa tuổi thanh niên dễ bị kích động, lôi kéo tham gia vào các hoạt động trái pháp luật. - Lãnh đạo một số cơ quan, ban ngành, đoàn thể và chính quyền cơ sở chưa quan tâm đúng mức đến việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về an toàn giao thông, chưa có hình thức xử lý đối với cán bộ công chức vi phạm khi có thông báo của cơ quan chức năng theo quy định tại Thông tư 38/2010/TT-BCA.
Thời gian bắt đầu: 
06/2010
Thời gian kết thúc: 
08/2011
Năm thực hiện: 
2011
440