1.Thực trạng các công thức luân canh, kỹ thuật thâm canh cây trồng tại Bắc Giang
1.1. Công tác điều tra tại huyện Hiệp Hòa và Huyện Tân Yên
Thực hiện nội dung của đề tài, chúng tôi tiến hành điều tra, thu thập thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại địa bàn thực hiện đề tài: Huyện Hiệp Hòa và huyện Tân Yên cho thấy:
Về tình hình sản xuất ngành trồng trọt: cây trồng chủ lực truyền thống như lúa, lạc, khoai lang, ngô vẫn chiếm diện tích rất lớn so với tổng diện tích gieo trồng cây hàng năm của huyện. Các loại cây rau màu cho thu nhập cao thì diện tích không đáng kể.
Về các công thức luân canh cây trồng: công thức luân canh cây trồng đều cho thu nhập không cao vì đều là các công thức có lúa. Các công thức có các cây mầu hàng hóa (khoai tây, dưa hấu, rau mầu....) cho thu nhập cao thì diện tích nhỏ và lại manh mún.
1.2. Hiện trạng sản xuất ngành trồng trọt tại địa bàn thực hiện đề tài
<ol>
<li>Về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp</li>
</ol>
Diện tích canh tác chủ yếu của cả Lương Phong và Liên Sơn đều là đất trồng lúa (chiếm 70,6% so với đất nông nghiệp ở Lương Phong và 57,5% ở Liên Sơn), sau đó là đất trồng cây nông sản các loại, chân đất này trồng các loại cây công nghiệp như lạc, đậu tương, cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, sắn. Diện tích rau màu rất ít (chỉ chiếm 1,9% như ở Lương Phong và 3,2% ở Liên Sơn so với đất nông nghiệp) chủ yếu phục vụ tiêu dùng tại chỗ.
Tất cả các giống cây trồng mà Liên Sơn và Lương Phong đang sử dụng đều là các giống đã phổ biến rộng rãi từ nhiều năm nay.
Qua điều tra thấy rằng 100% số hộ được hỏi đều không biết sử dụng bất kỳ một loại phân bón lá nào cho cây trồng.
Hầu hết họ đều sử dụng NPK cho tất cả các cây trồng. Riêng ở Lương Phong một số cây trồng như lúa, đậu tương, ngô họ không hề bón kali, thậm chí còn không bón cả lân.
<ol start="2">
<li>Kết quả thí nghiệm</li>
</ol>
Đề tài đã xây dựng được 20,2 ha mô hình thí nghiệm tại các điểm thực hiện đề tài, giảm 2,0 ha so với kế hoạch. Diện tích cây trồng giảm là 2,0 ha dưa hấu vụ đông năm 2011.
* Thời gian sinh trưởng của các cây trồng trong đề tài
Về thời gian sinh trưởng của các cây trồng trong đề tài (từ khi gieo trồng đến khi thu hoạch), chúng tôi thấy rằng với tất cả các loại cây trồng thời gian sinh trưởng trong vụ hè, vụ thu, vụ đông luôn ngắn hơn vụ xuân từ 5 - 20 ngày.
2.1. Kết quả thí nghiệm áp dụng một số biện pháp kỹ thuật thâm canh
2.1.1. Hiệu quả của việc sử dụng giống mới
Đề tài đã đưa giống lúa chất lượng Bắc thơm 7 có giá trị kinh tế cao vào sản xuất. Kết quả cho thấy việc đưa giống Bắc thơm số 7 vào sản xuất đã làm tăng năng suất lúa xuân từ 0,5 đến 5,8 tạ/ha và thu nhập tăng từ 12,17 – 15,67 triệu đồng/ha. Lúa mùa tăng năng suất đến 6,1 tạ/ha và thu nhập tăng từ 10,04 – 14,07 triệu đồng/ha. Đặc biệt với khoai tây Solara, năng suất tăng từ 52,8 – 53,1 tạ/ha và thu nhập tăng từ 43,05 – 54,89 triệu đồng/ha.
2.1.2. Hiệu quả sử dụng phân PTS9
Để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ lỏng PTS9 vào sản xuất, đề tài đã xây dựng mô hình sản xuất dùng phân chuồng và phân PTS9 kèm theo giảm 15 – 30% phân bón vô cơ so với sử dụng phân chuồng. Kết quả cho thấy: việc sử dụng phân hữu cơ lỏng PTS9 có thể thay thế được 100% phân chuồng mà không làm giảm năng suất cây trồng, hơn nữa nó có thể giúp người nông dân giảm đầu tư và tăng hiệu quả kinh tế từ 6,6 – 18,9 %), trung bình tăng 13,2%.
2.1.3. Hiệu quả sử dụng Quản lý dinh dưỡng đạm theo phương pháp so màu lá lúa
Cung cấp đủ đạm theo đúng yêu cầu của các giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây lúa có ý nghĩa quyết định đến khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế trong sản xuất.
Trên thực tế, qua sử dụng bảng thang so màu lá lúa tại huyện Hiệp Hòa cho thấy : Việc sử dụng thang so màu trong đề tài đã tiết kiệm được từ 1,3 – 1,6 kg urê/sào, cụ thể như sau: