01.Tên nhiệm vụ:
Nhân rộng mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
Ths.Nguyễn Thị Hà
09.Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng thành công mô hình chăn nuôi lợn thịt tại huyện Tân Yên với quy mô 1000m2 chuồng nuôi; mô hình chăn nuôi gà tại huyện Yên Thế với quy mô 12.500m2 chuồng nuôi bằng đệm lót sinh thái.
- Hoàn thiện 02 quy trình sử dụng đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Bắc Giang.
- Nghiên cứu và hoàn thiện 01 chuyên đề về cơ chế, giải pháp ứng dụng nhân rộng mô hình đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo 30 kỹ thuật viên cơ sở. Tập huấn chuyển giao công nghệ cho 600 lượt người dân tại vùng thực hiện dự án. Tuyên truyền và phổ biến nhân rộng mô hình.
13.Phương pháp nghiên cứu:
update
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
Xây dựng mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn tại 50 hộ của hai xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên. Quy mô mỗi chuồng nuôi là 20 m<sup>2</sup>.
17.Kinh phí được phê duyệt:
1.808.900.000 đồng (Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh là: 449.350.000 đồng; Kinh phí đối ứng của người dân tham gia đề tài: 1.359.550.000 đồng)
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
Điều tra, khảo sát, lựa chọn các hộ đủ điều kiện tham gia xây dựng mô hình.
<a name="_Toc375920047"></a>Tiến hành điều tra khảo sát các hộ tham gia dự án làm đệm lót sinh thái. Các hộ tham gia dự án có diện tích nền chuồng nuôi tối thiểu là 20m<sup>2</sup>, số đầu lợn tối thiểu là 40con/năm, có vốn đối ứng để tham gia thực hiện dự án. Có điều kiện cải tạo lại chuồng trại chăn nuôi. Cụ thể tại xã Liên Chung lựa chọn 48 hộ với diện tích nền chuồng nuôi là 960 m<sup>2</sup>, tại xã Liên Sơn lựa chọn 02 hộ với diện tích nền chuồng nuôi là 40 m<sup>2</sup> .
Cụ thể như sau:
<table>
<tbody>
<td width="56">TT</td>
<td width="161">Địa chỉ</td>
<td width="197">Diện tích (m<sup>2</sup>)</td>
<td width="192">Số hộ tham gia (hộ)</td>
</tr>
<td width="56">1</td>
<td width="161">Xã Tân Hiệp</td>
<td width="197">5100</td>
<td width="192">81</td>
</tr>
<td width="56">2</td>
<td width="161">Xã Đồng Tâm</td>
<td width="197">3700</td>
<td width="192">74</td>
</tr>
<td width="56">3</td>
<td width="161">Xã Phồn Xương</td>
<td width="197">3700</td>
<td width="192">74</td>
</tr>
<td width="56">4</td>
<td width="161">Xã Liên Chung</td>
<td width="197">960</td>
<td width="192">48</td>
</tr>
<td width="56">5</td>
<td width="161">Xã Liên Sơn</td>
<td width="197">40</td>
<td width="192">02</td>
</tr>
<td width="56">6</td>
<td width="161">Tổng cộng</td>
<td width="197">13.500</td>
<td width="192">279</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên cơ sở làm đệm lót sinh thái
Cơ quan chủ trì, chủ nhiệm dự án đã phối hợp với cơ quan chuyển giao, địa phương triển khai dự án cũng như một số địa phương có nhu cầu tìm hiểu về quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh thái tổ chức tập huấn quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn, gà. Cụ thể, đã triển khai tập huấn 10 lớp cho 665 lượt người dân và cán bộ cơ sở có nhu cầu tìm hiểu về công nghệ.
Đã phối hợp với cơ quan chuyển giao tổ chức đào tạo kỹ thuật viên cơ sở làm hạt nhân, nắm vững quy trình kỹ thuật làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tiến hành lựa chọn các hộ đã tham gia dự án, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật làm đệm lót.
3. Kết quả mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn
Xây dựng mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn tại 50 hộ của hai xã Liên Chung, Liên Sơn của huyện Tân Yên. Quy mô mỗi chuồng nuôi là 20 m<sup>2</sup>.
Triển khai cấp nguyên vật liệu cho các hộ tham gia thực hiện dự án cụ thể như sau: Mỗi hộ triển khai dự án với diện tích 20 m<sup>2</sup> nền chuồng nuôi lợn được cấp nguyên vật liệu như sau:
<table>
<tbody>
<td width="46">TT</td>
<td width="247">Nguyên vật liệu</td>
<td width="138">ĐVT</td>
<td width="188">Số lượng</td>
</tr>
<td width="46">1</td>
<td width="247">Mùn cưa</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">700</td>
</tr>
<td width="46">2</td>
<td width="247">Balasa N01</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">7</td>
</tr>
<td width="46">3</td>
<td width="247">Cám gạo</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">10</td>
</tr>
<td width="46">4</td>
<td width="247">Thùng odoa</td>
<td width="138">chiếc</td>
<td width="188">01</td>
</tr>
<td width="46">5</td>
<td width="247">Thùng lên men 180 lít</td>
<td width="138">chiếc</td>
<td width="188">01</td>
</tr>
<td width="46">6</td>
<td width="247">Bạt nhựa</td>
<td width="138">m<sup>2</sup></td>
<td width="188">20</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Chuồng trại được sửa chữa, thiết kế lại phù hợp với quy trình làm đệm lót sinh thái. Diện tích chuồng được láng nền xi măng là 1/3 diện tích, 2/3 diện tích nền chuồng làm nền đệm lót. Nền đệm lót được làm từ nguyên liệu chính là mùn cưa có độ dày từ 50 – 60 cm.
<em>3.1 </em><em>Kết quả xác định nhiệt độ của nền đệm lót chuồng nuôi lợn: </em>
Nhiệt độ của bề mặt đệm lót qua 3 tháng nuôi đều thấy có sự biến thiên theo nhiệt độ của không khí chuồng nuôi. Khi nhiệt độ không khí chuồng nuôi tăng thì nhiệt độ bề mặt đệm lót cũng tăng theo và ngược lại nếu giảm thì cũng giảm theo. Nhiệt độ của bề mặt nền đệm lót luôn cao hơn nhiệt độ không khí chuồng nuôi khoảng 1-2<sup>0</sup>C. Ở độ sâu 15 cm của tầng lên men trong tháng 4 và tháng 8 cao hơn nhiệt độ ở tầng lên men trong tháng 2, tháng 3 và tháng 6, tháng 7. Khuyến cao người dân nên dùng quạt làm mát cho vật nuôi vào các tháng mùa hè, dùng vòi phun sương hoặc có thể giảm bớt độ dày của nền đệm lót. Nên bớt lại 1/3 – 1/2 diện tích nền chuồng nuôi láng xi măng để tránh nóng cho vật nuôi vào các tháng mùa hè.
<em>3.2 Kết quả xác định độ ẩm tương đối của nền đệm lót chuồng nuôi lợn</em>
Độ ẩm ở bề mặt cũng như ở tầng lên men trong các tháng nuôi đã duy trì được ở mức tiêu chuẩn, đảm bảo cho đệm lót có sự hoạt động tốt nhất và lâu dài trong tiêu hủy phân và nước tiểu.
<em>3.3 Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh của lợn nuôi trên nền đệm lót và đối chứng (theo dõi vào tháng2, 3,4,)</em>
Theo dõi 2 đàn lợn nuôi trên nền đệm lót và nuôi trên nền chuồng truyền thống của các hộ dân. Theo dõi trên 14 con lợn cùng giống, cùng thời gian nuôi, cùng một loại thức ăn vào cùng một thời điểm nuôi. Kết quả trên cho thấy, lợn nuôi trên đệm lót lên men ít bị mắc bệnh và ít bị tái phát bệnh hơn so với lợn nuôi trên nền chuồng láng xi măng.
<em>3.4 Theo dõi tiêu tốn thức ăn và khả năng tăng trọng của đàn lợn</em>
Tiến hành theo dõi 2 đàn lợn nuôi trên nền đệm lót và nuôi trên nền chuồng truyền thống của các hộ dân. Theo dõi trên 14 con lợn cùng giống, cùng thời gian nuôi, cùng một loại thức ăn vào cùng một thời điểm nuôi. Kết quả trên cho thấy lợn nuôi trên đệm lót lên men có sự tăng trưởng tốt hơn so với lợn nuôi trên nền xi măng. Tiêu tốn thức ăn chiếm khoảng 70% trong tổng cơ cấu chi phí chăn nuôi.
Kết quả mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà.
Xây dựng mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà tại 229 hộ của 3 xã Đồng Tâm, Tân Hiệp và Phồn Xương của huyện Yên Thế.
Tiến hành cấp nguyên vật liệu cho các hộ tham gia dự án. Mỗi hộ tham gia thực hiện dự án làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà với quy mô 50 m<sup>2</sup> nền chuồng nuôi gà bằng đệm lót sinh thái được hỗ trợ cụ thể như sau:
<table>
<tbody>
<td width="46">TT</td>
<td width="247">Nguyên vật liệu</td>
<td width="138">ĐVT</td>
<td width="188">Số lượng</td>
</tr>
<td width="46">1</td>
<td width="247">Mùn cưa</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">525</td>
</tr>
<td width="46">2</td>
<td width="247">Balasa N01</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">7</td>
</tr>
<td width="46">3</td>
<td width="247">Cám gạo</td>
<td width="138">Kg</td>
<td width="188">10</td>
</tr>
<td width="46">4</td>
<td width="247">Thùng odoa</td>
<td width="138">chiếc</td>
<td width="188">01</td>
</tr>
</tbody>
</table>
<em>4.1 </em><em>Kết quả xác định một số chỉ tiêu về nhiệt độ và độ ẩm của chuồng nuôi</em>
Kết quả theo dõi nhiệt độ, độ ẩm của nền đệm lót sau khi thả gà qua các tháng nuôi. Ban ngày gà được thả ra ngoài đồi, buổi tối gà được đuổi vào chuồng. Nhiệt độ không khí trong chuồng nuôi của cả hai lô thí nghiệm và đối chứng ở cả hai đợt thí nghiệm đều biến thiên theo nhiệt độ thời tiết bên ngoài. Khi nhiệt độ bên ngoài tăng thì nhiệt độ không khí tăng và ngược lại.
<em>4.2 Theo dõi tỷ lệ mắc bệnh của đàn gà nuôi trên nền đệm lót và đối chứng </em>
Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng theo dõi trên đàn gà kết quả thu được cho thấy đàn gà mắc phải các bệnh phổ biến như tiêu chảy, cầu trùng,…
Khi sử dụng nền độn lót lên men vi sinh vật, phân và chất thải được phân hủy thường xuyên, làm cho không khí chuồng nuôi sạch sẽ và khô ráo hơn, từ đó giảm tỷ lệ mắc bệnh và nâng cao tỷ lệ nuôi sống của gà.
<em>4.3 Theo dõi khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của đàn gà</em>
Tốc độ sinh trưởng ở gà có ý nghĩa quyết định đến sức sản xuất thịt. Năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt phụ thuộc vào khả năng tăng trọng của cơ thể gà. Qua kết quả ở bảng trên cho thấy nuôi gà trên nền đệm lót có tăng trọng bình quân cao hơn so với đối chứng là 0,24 - 0,34 g/con/ngày.
Tổ chức hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học
Đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế, UBND xã Đồng Tâm tổ chức hội nghị đầu bờ tại xã Đồng Tâm. Nội dung hội nghị báo cáo kết quả triển khai thực hiện dự án làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi gà tại 3 xã Đồng Tâm, Tân Hiệp và Phồn Xương của huyện Yên Thế.
Phối hợp với Trung tâm khoa học công nghệ và Môi trường huyện Tân Yên, UBND xã Liên Chung tổ chức hội nghị đầu bờ tại xã Liên Chung. Nội dung hội nghị báo cáo kết quả mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn tại xã Liên Sơn và xã Liên Chung của huyện Tân Yên. Các đại biểu tham dự hội nghị được nghe báo cáo kết quả triển khai mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn.
Tổ chức 01 hội thảo tại sở Khoa học và công nghệ tỉnh Bắc Giang. Nội dung hội thảo đánh giá kết quả mô hình làm đệm lót sinh thái trong chăn nuôi lợn, gà triển khai tại 2 huyện Tân Yên và Yên Thế. Tại hội thảo, các đại biểu đã đánh giá kết quả triển khai của dự án, hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả về mặt môi trường. Dự án triển khai đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường chăn nuôi, cần triển khai nhân rộng trong thời gian tới.
Thời gian bắt đầu:
04/2012
Thời gian kết thúc:
12/2012
Năm thực hiện:
2012
399