01.Tên nhiệm vụ:
Nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh liên cầu khuẩn (Streptococcosis) ở cá Rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang và đề xuất các biện pháp trị bệnh
02.Cấp quản lý nhiệm vụ:
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì:
Chi cục Thủy Sản Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ :
Ths. Đoàn Bá Thiêm
09.Mục tiêu nghiên cứu:
Đánh giá tình hình nhiễm và nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh liên cầu khuẩn (<em>Streptococcosis</em>) ở cá Rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Xây dựng quy trình phòng bệnh liên cầu khuẩn ở cá Rô phi đơn tính từ phác đồ phòng trị bệnh hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
13.Phương pháp nghiên cứu:
Đánh giá tình hình nhiễm và nghiên cứu một số đặc điểm của bệnh liên cầu khuẩn (<em>Streptococcosis</em>) ở cá Rô phi đơn tính trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Xây dựng quy trình phòng bệnh liên cầu khuẩn ở cá Rô phi đơn tính từ phác đồ phòng trị bệnh hiệu quả nhất trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến:
1000 hộ nuôi cá Rô phi tại các vùng nuôi tập trung trên địa bàn 5 huyện, thành phố gồm: Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam với tổng diện tích là 382,8 ha
17.Kinh phí được phê duyệt:
602.430.000 đồng (Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh là: 429.930.000 đồng; Kinh phí đối ứng của người dân tham gia đề tài: 172.500.000 đồng).
Lĩnh vực:
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện:
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện:
Tình hình nhiễm bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi tại Bắc Giang
Điều tra ngẫu nhiên 1000 hộ nuôi cá Rô phi tại các vùng nuôi tập trung trên địa bàn 5 huyện, thành phố gồm: Bắc Giang, Tân Yên, Việt Yên, Lạng Giang, Lục Nam với tổng diện tích là 382,8 ha cho thấy: Tỷ lệ hộ nuôi cá Rô phi đơn tính mắc bệnh liên cầu khuẩn toàn tỉnh trung bình là 13,5%. Trong đó, nơi có tỷ lệ cao nhất là huyện Tân Yên 21,2% và thấp nhất là huyện Lạng Giang 4,5%. Thời điểm xuất hiện bệnh chủ yếu vào mùa hè từ tháng 5 tới tháng 7 khi yếu tố nhiệt độ tăng cao là điều kiện cho liên cầu khuẩn phát triển mạnh dẫn tới bùng phát thành dịch trên diện rộng. Cụ thể trong tháng 6 thì tỷ lệ hộ mắc bệnh liên cầu khuẩn là cao nhất (6,7%) và giảm dần vào tháng 7 (2,8%) và thấp nhất là tháng 4 với tỷ lệ 0,1% (Bảng 4)<em>. </em>Trong đó, Tân Yên và thành phố Bắc Giang vẫn là 2 nơi có tỷ lệ hộ mắc bệnh liên cầu khuẩn cao nhất vào tháng 6 lần lượt là 10,4% và 8,0%. Theo điều tra và nhận định của các chủ hộ nuôi bị mắc bệnh liên cầu khuẩn thì 57% số hộ nghi ngờ nguồn dịch tự phát trong quá trình nuôi do công tác quản lý không đúng quy trình kỹ thuật dẫn tới môi trường ô nhiễm làm dịch bệnh bùng phát.
<a name="_Toc375920047"></a> Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi đơn tính.
<em>Các dấu hiệu lâm sàng bên ngoài của cá bị bệnh:</em>
Hành vi bơi lội bất thường: Do vi khuẩn gây bệnh có hướng tấn công vào hệ thống thần kinh trung ương của cá nên cá bị bệnh sẽ có biểu hiện bị hôn mê và mất phương hướng. Những tổn thương mắt có thể gặp như viêm mắt hoặc lồi mắt, chảy máu mắt.
Các vết lở loét: Những con cá bị nhiễm bệnh do vi khuẩn <em>Streptococcus </em>thường thấy những vết loét có đường kính từ 2-3 mm và những vết loét này nhanh chóng vỡ ra tạo thành những vết lở loét xuất huyết không lành. Những vết loét lớn hơn có thể gặp thấy ở vây ngực và phần đuôi của cá và những vết lở loét đó có chứa vật chất như mủ ở bên trong.
Xuất huyết ở da: Bệnh do vi khuẩn <em>Streptococcus</em> là nguyên nhân gây xuất huyết bên ngoài da. Nhìn chung các điểm xuất huyết thường được nhìn thấy ở quanh miệng cá hoặc ở các gốc vây. Đôi khi cũng có thể quan sát thấy những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn hoặc lỗ sinh dục của cá.
Dịch cổ trướng: Sự có mặt của dịch chất lỏng trong bụng của cá là dấu hiệu của dịch bệnh ở thời kỳ cấp tính. Dịch này có thể được nhìn thấy chảy ra từ hậu môn của cá.
<em>Các dấu hiệu bên trong: </em>
Cá bỏ ăn: Nhìn chung không có sự hiện diện của thức ăn khô trong dạ dày hoặc ruột của những con cá bị bệnh. Tuy nhiên trong các ao nuôi cá thương phẩm khi cá bị bệnh ở giai đoạn đầu bệnh mới bùng phát cá vẫn có thể ăn bằng cách lọc thức ăn. Khi ruột và dạ dày của cá trống rỗng thức ăn thì sẽ quan sát thấy túi mật rất to, đó là đặc trưng của sự vắng mặt hoạt động tiêu hóa trong cơ thể.
Nhiễm trùng máu: Trong giai đoạn cấp tính của bệnh vi khuẩn nhanh chóng đi đến hệ thống máu và lan tỏa đến tất cả các cơ quan nội tạng. Những dấu hiệu lâm sàng chính liên quan đến sự nhiễm trùng máu là sự xuất huyết, viêm gan, thận, lá lách, tim, mắt và ống ruột. Lá lách thường trương to.
Viêm màng bụng: Khi cá bị nhiễm bệnh nặng có sự dính nhau của các cơ quan nội tạng với màng trong khoang bụng của cá.
<em>Dầu hiệu bệnh lý có tính chất điển hình do vi khuẩn Streptococcus sp</em>
Cá Bơi không định hướng, thích bơi nhanh rồi lại ngừng.
Hai hắt lồi to, đục giác mạc.
Ruột, dạ dầy không có thức ăn và sưng to, xuất huyêt.
Gan, mật xuất huyết.
<a name="_Toc375920063"></a> Kết quả thử kháng sinh đồ:
Qua kết quả thử kháng sinh đồ trên vi khuẩn <em>Streptococcus sp.</em> cho thấy có 4 loại kháng sinh có tác dụng diệt vi khuẩn gồm: Doxycyline, Ampicyline, Tetracyline và Ekavarin. Trong đó thuốc kháng sinh Doxyciline là loại kháng sinh đặc trị tốt nhất cho cá bị bệnh liên cầu khuẩn. Liều lượng sử dụng thuốc là 4g/100 kg cá và cho ăn 5 ngày liên tục. Hiệu quả mang lại sau khi trị bệnh tỷ lệ sống đạt cao nhất 73,3%.
Kết quả mô hình phòng bệnh và đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn trong nuôi cá Rô phi đơn tính
<h2>a. Kết quả mô hình phòng bệnh</h2>
Mô hình được thực hiện trên tổng diện tích 1 ha gồm 5 hộ tại các huyện: Tân Yên, Việt Yên, TP. Bắc Giang, Lạng Giang và Lục Nam.
<em>Các chỉ số của 1 mô hình: </em>
- Cá giống: 4000 con
- Quy mô diện tích: 0,2ha
- Thức ăn công nghiệp: 3000 kg
- Chế phẩm xử lý môi trường BKC: 6 lít
Trong 5 mô hình tham gia đề tài các hộ đều chú trọng áp dụng biện pháp kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh tốt theo yêu cầu nên không hộ nào có hiện tượng cá bị chết do dịch bệnh. Về năng suất đạt trung bình là 12,6 tấn/ha. Sau khi tính toán, thu hoạch về lợi nhuận đạt tổng cộng là 99,9 trệu đồng/ha; Các hộ đều đạt lợi nhuận từ 13,6 triệu đến 26,5 triệu đồng.
đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn trong nuôi cá Rô phi đơn tính
- Xây dựng được Quy trình nuôi phòng bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi nuôi thâm canh tại Bắc Giang.
- Đưa ra pháp đồ điều chị bệnh liên cầu khuẩn cho cá Rô phi đơn tính
<h2>Phác đồ trị bệnh</h2>
Sử dụng kháng sinh đặc trị gồm: Doxycyline, Tetracyline, Ampiciline
+ Đối với việc sử dụng kháng sinh Doxycyline phác đồ trị bệnh như sau:
<table width="636">
<tbody>
<td width="108">Ngày</td>
<td width="144">Các loại thuốc sử dụng</td>
<td width="156">Nồng độ sử dụng</td>
<td width="228">Ghi chú</td>
</tr>
<td rowspan="3" width="108">Ngày thứ nhất</td>
<td width="144">Doxycyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">BKC hoặcVicato</td>
<td width="156">1 lít/1500m<sup>3</sup> nước1 viên/ 7 m<sup>3</sup> nước</td>
<td width="228">Hòa nước té đều khắp ao</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ hai</td>
<td width="144">Doxycyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ ba</td>
<td width="144">Doxycyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ tư</td>
<td width="144">Doxycyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ năm</td>
<td width="144">Doxycyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Sau 5 ngày điều trị cho cá Rô phi bằng kháng sinh Doxycyline, cá đạt tỷ lệ sống đạt 73%.
+ Đối với việc sử dụng kháng sinh Tetracyline phác đồ trị bệnh như sau:
<table width="636">
<tbody>
<td width="108">Ngày</td>
<td width="144">Các loại thuốc sử dụng</td>
<td width="156">Nồng độ sử dụng</td>
<td width="228">Ghi chú</td>
</tr>
<td rowspan="3" width="108">Ngày thứ nhất</td>
<td width="144">Tetracyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">BKC hoặcVicato</td>
<td width="156">1 lít/1500m<sup>3</sup> nước1 viên/ 7 m<sup>3</sup> nước</td>
<td width="228">Hòa nước té đều khắp ao</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ hai</td>
<td width="144">Tetracyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ ba</td>
<td width="144">Tetracyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ tư</td>
<td width="144">Tetracyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ năm</td>
<td width="144">Tetracyline</td>
<td width="156">4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Sau 5 ngày điều trị cho cá Rô phi bằng kháng sinh Doxycyline, cá đạt tỷ lệ sống đạt 66%.
+ Đối với việc sử dụng kháng sinh Ampiciline phác đồ trị bệnh như sau:
<table width="636">
<tbody>
<td width="108">Ngày</td>
<td width="144">Các loại thuốc sử dụng</td>
<td width="156">Nồng độ sử dụng</td>
<td width="228">Ghi chú</td>
</tr>
<td rowspan="3" width="108">Ngày thứ nhất</td>
<td width="144">Ampiciline</td>
<td width="156">2 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">BKC hoặcVicato</td>
<td width="156">1 lít/1500m<sup>3</sup> nước1 viên/ 7 m<sup>3</sup> nước</td>
<td width="228">Hòa nước té đều khắp ao</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ hai</td>
<td width="144">Ampiciline</td>
<td width="156">2 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ ba</td>
<td width="144">Ampiciline</td>
<td width="156">2 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ tư</td>
<td width="144">Ampiciline</td>
<td width="156">2 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td rowspan="2" width="108">Ngày thứ năm</td>
<td width="144">Ampiciline</td>
<td width="156">2 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
<td width="144">Vi ta min C</td>
<td width="156">2-4 g/100 kg cá</td>
<td width="228">Trộn đều vào thức ăn cho cá</td>
</tr>
</tbody>
</table>
Sau 5 ngày điều trị cho cá Rô phi bằng kháng sinh Ampiciline, cá đạt tỷ lệ sống đạt 53%.
Xây dựng chuyên đề khoa học
Kết quả đề tài đã hoàn thành 5 chuyên đề khoa học:
Chuyên đề 1: Tình hình nhiễm bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi đơn tính nuôi tại Bắc Giang.
Chuyên đề 2: Một số đặc điểm bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi đơn tính.
Chuyên đề 3: Các thông số môi trường sinh thái có liên quan trong ao nuôi cá Rô phi đơn tính bị bệnh liên cầu khuẩn.
Chuyên đề 4: Thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh liên cầu khuẩn do vi khuẩn <em>Streptococcus</em> gây ra trên cá Rô phi đơn tính.
Chuyên đề 5: Đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh liên cầu khuẩn trong nuôi cá Rô phi đơn tính. Quy trình phòng bệnh liên cầu khuẩn trên cá Rô phi đơn tính.
Thời gian bắt đầu:
02/2011
Thời gian kết thúc:
10/2013
Năm thực hiện:
2013
387