Thân Văn Thuỷ

01.Tên nhiệm vụ: 

“Ứng dụng tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ để nuôi cá Lăng Chấm hàng hóa trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” thuộc chương trình “Xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi” giai đoạn 2004 - 2010

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
Thân Văn Thuỷ
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

Hoàn thiện được các giải pháp kỹ thuật về ao nuôi, con giống, thức ăn, môi trường, bệnh của cá Lăng chấm, đảm bảo tỷ lệ sống > 80%, xây dựng thành công mô hình nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Bắc Giang đạt năng suất 4-5 tấn/ha và 8-10 tấn/ha. Sản xuất được 16 tấn cá Lăng chấm thương phẩm đạt kích cỡ 1,0-1,5kg/con.

- Đào tạo, tập huấn cho 10 cán bộ kỹ thuật và tập huấn mở rộng cho 40-50 cán bộ, nhân viên kỹ thuật nắm vững công nghệ nuôi thương phẩm cá Lăng chấm.

13.Phương pháp nghiên cứu: 
Đơn vị chủ trì tiến hành thành lập ban quản lý dự án gồm 3 thành viên gồm chủ nhiệm dự án (trưởng ban); thư ký dự án và kế toán dự án (thành viên). Tổ chức triển khai các kỹ thuật viên theo dõi, hướng dẫn kỹ thuật và quản lý đến các điểm nuôi cá Lăng chấm thuộc dự án gồm 5 thành viên. Thư ký dự án là đầu mối điều hành trực tiếp giúp trưởng ban quản lý dự án. Triển khai công tác lựa chọn điểm nuôi theo một số tiêu chí cụ thể như: Công trình ao nuôi phải kiên cố, nguồn cấp và thoát nước thuận tiện; giao thông và cơ sở vật chất đáp ứng được về kho tàng, đường, điện...; Ban quản lý dự án đã chọn 07 hộ nông dân có đủ điều kiện để nuôi cá Lăng chấm với tổng diện tích 1.5ha. Trung tâm Giống thủy sản đã tiến hành chọn 2 mô hình nuôi thâm canh với tổng diện tích 1.0ha; trong đó tại cơ sở 1 (Bắc Giang) với diện tích 0.7ha và 0.3ha ở cơ sở 2 (Hữu Lũng – Lạng Sơn); 0.5ha theo mô hình bán thâm canh tại cơ sở 1. Các kỹ thuật viên hàng tháng xuống trực tiếp các điểm nuôi để theo dõi về sinh trưởng, tình hình dịch bệnh; thu mẫu nước tại một số hộ nuôi; hướng dẫn trực tiếp về các quy trình kỹ thuật tới các hộ nuôi...
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang (Phi Mô-Lạng Giang-Bắc Giang; Điện thoại/Fax: 0240.3881.034)
17.Kinh phí được phê duyệt: 
1.560.119.500 đồng (Kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Trung ương là: 1.325 triệu đồng; Kinh phí khác: 1.775 triệu đồng)
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
. Kết quả thực hiện các nội dung Chuyển giao công nghệ, đào tạo kỹ thuật viên cơ sở và tập huấn. Tháng 4/2010. Nhóm chuyển giao công nghệ và nhóm tiếp cận công nghệ cùng Ban quản lý dự án đã tiến hành điều tra, khảo sát môi trường tại các điểm triển khai dự án. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I (đơn vị chuyển giao công nghệ) đã tiến hành chuyển giao cho Trung tâm Giống thuỷ sản cấp I Bắc Giang 07/07 quy trình công nghệ theo hợp đồng đã ký kết, bao gồm: + Thiết kế, lựa chọn, chuẩn bị ao nuôi + Kỹ thuật sản xuất thức ăn tự chế dạng ẩm cho cá Lăng chấm + Thiết kế và xây dựng xưởng sản xuất thức ăn công suất 50kg/h + Hướng dẫn quản lý môi trường ao nuôi + Hướng dẫn quản lý bệnh cá trong ao + Kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm trong ao đất năng suất 4-5tấn/ha + Kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm trong ao đất năng suất 8-10tấn/ha Quy trình “Thiết kế và xây dựng xưởng sản xuất thức ăn công suất 50kg/h” chưa phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế của các hộ gia đình nuôi cá Lăng chấm tại Bắc Giang; hai bên đã thống nhất chuyển số kinh phí tương ứng với quy trình này về ngân sách sự nghiệp nhà nước. Tháng 5/2010, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tiến hành tổ  chức tập huấn, chuyển giao công nghệ nuôi thương phẩm cá Lăng chấm cho cán bộ Trung tâm.  Các kỹ thuật viên sau khi được đào tạo đã nắm vững lý thuyết và thực hành tốt. Song song với tập huấn, chuyển giao công nghệ. Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã tổ chức cho cán bộ bên tiếp nhận công nghệ đi thực tế, thăm quan học hỏi kinh nghiệm nuôi cá Lăng chấm thương phẩm tại Trạm thủy sản Chương Mỹ, Hà Nội. Bên tiếp nhận và chuyển giao công nghệ đã tiến hành tập huấn mở rộng cho nông dân trong vùng triển khai dự án về kỹ thuật nuôi thương phẩm cá Lăng chấm cho 150 người. Đơn vị chủ trì đã tiến hành tổ chức 1 cuộc hội thảo kỹ thuật và thăm quan mô hình nuôi thương phẩm cá Lăng chấm tại Bắc Giang. Xây dựng các các mô hình Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 8-10tấn/ha tại cơ sở 1 (Phi Mô, Lạng Giang, Bắc Giang); hộ nhà bà Đỗ Thị Xuân: Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5 tấn/ha tại cơ sở 1; hộ nhà ông Dương Văn Phú. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 8-10tấn/ha tại cơ sở 2 (Hữu Lũng, Lạng Sơn); Hộ nhà bà Nguyễn Thị Lan Anh. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại Hợp tác xã Nuôi trồng thuỷ sản Thái Đào, Lạng Giang; Hộ nhà ông Dương Văn Hoạt. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại Hợp tác xã sản xuất kinh doanh đa ngành Cựu chiến binh xã Phi Mô, Lạng Giang; Hộ nhà ông Khiếu Văn Khoa. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại cơ sở NTTS Tân Luyến, Lạng Giang; Hộ nhà ông Lưu Hồng Tân. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại Hợp tác xã Đức Cảnh, Ngọc Châu, Tân Yên; Hộ nhà ông Thân Văn Cảnh. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại Công ty TNHH du lịch và thuỷ sản An Lợi; Kiên Lao-Lục Ngạn; Ông Lê Đức Cương. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại Cơ sở NTTS Thành Chung, Bảo Đài, Lục Nam; Hộ nhà bà Vũ Thị Thơm. Mô hình nuôi cá Lăng chấm năng suất 4-5tấn/ha tại hộ nhà ông Dương Văn Tuệ; Quý Sơn, Lục Ngạn. Quản lý, sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ Trung ương và địa phương, huy động đối ứng từ các thành phần kinh tế để thực hiện dự án Nguồn kinh phí hỗ trợ được đơn vị chủ trì dự án cung cấp cho các mô hình bằng hiện vật được như nguyên liệu để làm thức ăn, các máy móc, trang thiết bị... Phần huy động đối ứng của các hộ dân tham gia dự án chủ yếu được các hộ dân tự bỏ kinh phí ra mua sắm hoặc sửa chữa, một số máy móc thiết bị là đã có sẵn của các cơ sở tham gia dự án. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án Khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm chủ yếu được đơn vị chủ trì dự án giới thiệu một số thương lái tới các cơ sở nuôi cá Lăng để các bên thống nhất mua bán, một số cơ sở năng động tự chào hàng tới các đầu mối tiêu thụ, một số ít giao trực tiếp tới các nhà hàng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Thông tin tuyên truyền và biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả của dự án Biện pháp khuyến khích nhân rộng kết quả dự án chủ yếu qua truyền thông như tài liệu kỹ thuật, trang tin vắn điện tử thuộc cổng thông tin của khuyến nông Bắc Giang, qua truyền hình Bắc Giang... Đơn vị chủ trì dự án đặt hàng với truyền thông Bắc Giang làm chuyên đề về kỹ thuật nuôi cá Lăng Chấm thương phẩm, phát sóng và được nhân dân trong tỉnh ủng hộ tích cực. Tổng hợp kết quả đạt được của các nội dung so với hợp đồng và thuyết minh dự án Về quy mô và số lượng <table> <tbody> <td width="35">Số TT</td> <td width="102">Sản phẩm</td> <td width="60">Đơn vị tính</td> <td width="192">Số lượng, quy mô theo hợp đồng và thuyết minh</td> <td width="127">Số lượng, quy mô thực hiện</td> <td width="111">% thực hiện</td> </tr> <td width="35">1</td> <td width="102">Sản phẩm quy trình nuôi</td> <td width="60">Quy trình</td> <td width="192">02 quy trình nuôi; trong đó 01 quy trình nuôi năng suất 4-5tấn/ha; 01 quy trình nuôi năng suất 8-10tấn/ha</td> <td width="127">02</td> <td width="111">100</td> </tr> <td width="35">2</td> <td width="102">Sản phẩm cá Lăng chấm thương phẩm</td> <td width="60">kg</td> <td width="192">16.000; cỡ 1,0-1,5kg/con</td> <td width="127">16.100</td> <td width="111">100</td> </tr> <td width="35">3</td> <td width="102">Đào tạo kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm</td> <td width="60">Lượt người</td> <td width="192">4-10 cán bộ kỹ thuật40-45 người tham gia trong vùng nuôi</td> <td width="127">6 cán bộ kỹ thuật150 người</td> <td width="111">100</td> </tr> </tbody> </table> Về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng <table> <tbody> <td width="35">Số TT</td> <td width="102">Sản phẩm</td> <td width="269">Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng theo hợp đồng và thuyết minh</td> <td width="234">Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và chất lượng đạt được</td> </tr> <td width="35">1</td> <td width="102">Sản phẩm quy trình nuôi</td> <td width="269">- Mật độ cá thả: 0,5 (1,0) con/<sup>m2</sup>- Năng suất 4-5 (8-10) tấn/ha/24 tháng- Tỷ lệ sống của cá &gt; 80%- Cỡ cá thu hoạch: trung bình 1,0-1,5kg/con- Hệ số thức ăn 7-8 - Phù hợp với tỉnh Bắc Giang</td> <td width="234">- Mật độ cá thả: 0,5 (1,0) con/<sup>m2</sup>- Năng suất 4-5 tấn/ha/24 tháng- Tỷ lệ sống của cá &gt; 80%- Cỡ cá thu hoạch: trung bình 1,0-1,5kg/con- Hệ số thức ăn 7-8 - Phù hợp với điều kiện thực tế</td> </tr> <td width="35">2</td> <td width="102">Sản phẩm cá Lăng chấm thương phẩm</td> <td width="269">Cỡ 1,0-1,5kg/con</td> <td width="234">Cỡ 1,0-1,5kg/con</td> </tr> <td width="35">3</td> <td width="102">Đào tạo kỹ thuật nuôi cá Lăng chấm</td> <td width="269">Làm chủ được quy trình công nghệ, áp dụng tốt trong thực tế sản xuất</td> <td width="234">Làm chủ được quy trình công nghệ, áp dụng tốt trong thực tế sản xuất</td> </tr> </tbody> </table> &nbsp; Phân tích đánh giá kết quả đạt được của dự án theo các nội dung Công tác chuyển giao công nghệ Hầu hết các quy trình công nghệ được chuyển giao phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn triển khai; các kỹ thuật viên và hộ dân tham gia dự án nắm vững các quy trình, vận dụng tốt vào thực tế sản xuất của dự án. Quy trình nuôi đã bổ sung công tác phòng ngừa địch hại cho cá Lăng chấm giai đoạn cá xuống giống. Quy trình hướng dẫn quản lý môi trường ao nuôi bổ sung dùng các bộ Test kiểm tra chất lượng nước định kỳ là phù hợp, có tính thực tiễn, khả năng ứng dụng cao. Trong quy trình hướng dẫn quản lý dịch bệnh trên đàn cá Lăng chấm nuôi thương phẩm bổ sung thuốc Ekvarin có nguồn gốc thảo dược được sản xuất theo công nghệ nano trị bệnh hiệu quả. Quy trình thiết kế xây dựng xưởng thức ăn công suất 50kg/h là chưa phù hợp với điều kiện sản xuất thực tế tại Bắc Giang. Mức độ thực hiện nội dung và quy mô so với hợp đồng Kết quả thực hiện hoàn thành mục tiêu dự án đề ra; nội dung và quy mô đã thực hiện đầy đủ theo thuyết minh và hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Phương pháp tổ chức, quản lý, chỉ đạo thực hiện dự án Cơ quan chuyển giao công nghệ luôn tích cực phối hợp với bên tiếp nhận công nghệ và các cơ sở thực hiện dự án để kiểm tra, điều chỉnh, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tình hình sử dụng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách và huy động kinh phí đối ứng để thực hiện dự án Kinh phí dự án được sử dụng đúng mục đích và chi theo đúng quy định của Nhà nước, các nguồn kinh phí hỗ trợ cho cơ sở tham gia dự án được hỗ trợ bằng hiện vật. Huy động nguồn kinh phí đối ứng của các cơ sở tham gia dự án chủ yếu bằng cơ sở vật chất, máy móc và bằng nguồn nguyên liệu để làm thức ăn đảm bảo yêu cầu của dự án.
Thời gian bắt đầu: 
04/2010
Thời gian kết thúc: 
04/2012
Năm thực hiện: 
2012
381