1. Khái quát về hệ thống di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia trên địa bàn tỉnh
Tính đến cuối năm 2009 có 109 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh được xếp hạng cấp quốc gia trong tổng số 2237 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Các di tích được xếp hạng cấp quốc gia chủ yếu nằm ở vùng đồng bằng, vùng trung du, còn các huyện miền núi số lượng ít hơn, riêng huyện Sơn Động đến nay mới có di tích xếp hạng cấp tỉnh.
Qua điều tra kiểm kê thực địa cho thấy hệ thống các di tích đã phản ánh những vấn đề về lịch sử - văn hóa như sau:
- Di tích khảo cổ học;
- Di tích lịch sử;
- Di tích kiến trúc – nghệ thuật;
- Danh lam thắng cảnh.
2.Thực trạng di vật, cổ vật qua công tác điều tra trên các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng cấp Quốc gia.
<em>2.1 Thực trạng phân cấp quản lý nhà nước về di tích:</em>
Việc phân cấp và giao quyền quản lý di tích cho các huyện, thành phố nhìn chung là đạt kết quả tốt và đã phối/ kết hợp với ngành văn hóa, thể thao và du lịch trong việc tu bổ, tôn tạo cũng như việc lập hồ sơ khoa học và pháp lý cho di tích đề nghị nhà nước xếp hạng.
Nhưng ở một số địa phương, việc quản lý, bảo vệ di tích chưa được chính quyền các cấp quan tâm, cho nên việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích không theo trình tự của pháp luật quy định và không phát huy được giá trị của di tích. Một số di tích không được bảo vệ cẩn thận, thiếu trạch nhiệm nên để xay ra nhiều vụ việc xâm hại di tích, xâm hại cổ vật và trộm cắp cổ vật
<em>2.2 Thực trạng đội ngũ bảo vệ ở di tích cái địa phương</em>
Tiến hành điều trang trực tiếp trên 81 di tích, phỏng vấn UBND xã, cán bộ Văn hóa xã, Ban quản lý thôn và các di tích có Ban quản lý các di tích thì thấy rằng tất cả các di tích được xếp hạng cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh thì thấy 100% các di tích không có lực lượng bảo vệ chính thức.
Chế độ chi trả cho việc bảo vệ, quản lý các di tích là rất thấp, thậm trí nhiều địa phương không chi phì gì.
<em>2.3 Thực trạng di vật – cổ vật trên các di tích lịch sử văn hóa</em>
Trong số 109 di tích xếp hạng cấp quốc gia nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, qua điều tra cho thấy thực tế chỉ có 81 di tích có cổ vật giá trị còn lại là không có giá trị.
Điều tra 91 di tích xêp hạng cấp cuốc gia đã kiểm kê được 6927 di vật, cổ vật có giá trị.
3.Đặc trưng của di sản di vật, cổ vật tỉnh Bắc Giang
<a name="_Toc349639196"></a>- Di vật, cổ vật trên các di tích lịch sử văn hóa có niên đại chủ yếu thời Lê – Nguyễn (thế kỷ 17 – 20) và là đồ dùng phục vụ việc thờ cúng.
- Đồ gỗ sơn son thiếp vàng chiếm số lượng lớn.
- Đồ gốm chủ yếu được sản xuất từ các lò gốm Thổ Hà và Phù Lãng, đồ sứ có số lượng ít
- Đồ đá trên các di tích lăng mộ là những tác phẩm điêu khắc nghệ thuật đặc sắc chủ yếu ở các di tích ở huyện Hiệp Hòa
- Di vật lịch sử cách mạng có số lượng khiêm tốn
- Các di tích lịch sử văn hóa còn bảo tồn nhiều di sản sắc phong có giá trị
- Ván khắc in, di sản tư liệu đặc sắc còn được bảo tồn rất tốt ở các di tích lịch sử văn hóa
<a name="_Toc349639197"></a><a name="_Toc342989283"></a> Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý di tích, di vật và cổ vật
Đề tài đã xây dựng thành công phần mềm quản lý di tích, di vật, cổ vật. Phần mềm tích hợp các chức năng như:
Lưu trữ hồ sơ về các di tích, di vật, cổ vật.
Đảm bảo an toàn, bí mật thông tin về di tích, di vật, cổ vật
Phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về di tích, di vật, cổ vật (công tác tra cứu, thống kê, chức năng tăng giảm, lưu vết người dùng)
<a name="_Toc349639200"></a><a name="_Toc342989286"></a> Đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.
Sau khi nghiên cứu đề tài đề đưa ra một số biện pháp quản lý bảo vệ các di vật, cổ vật gồm:
Tăng cường công tác phổ biến Luật di sản văn hóa và các văn bản dưới luật, nghị định, thông tư…của nhà nước về việc bảo vệ di tích - văn hóa có liên quan.
Phát hiện ngăn chặn kịp thời các hành vi tìm kiếm, sưu tầm, buôn bán cổ vật trái phép
Tổ chức tốt việc bảo quản di vật, cổ vật tại các di tích.
Triển khai áp dụng các thành tựu công nghệ thông tin kết hợp với khoa học hình sự vào việc quản lý di vật cổ vật
Xử lý thích đáng đối với những tổ chức cá nhân xâm phạm di tích, trộm cắp di vật, cổ vật
5.Tổ chức Hội nghị, Hội thảo và xây dựng chuyên đề nghiên cứu
Đề tài đã tổ chức 1 hội thảo khoa học với chủ đề “Bảo tồn di vật cổ vật trong thời kỳ hội nhập” cho các nhà quản lý, người làm công tác liên quan đến bảo tồn di vật, cổ vật trên địa bàn tỉnh.
Xây dựng 10 chuyên đề nghiên cứu khoa học phục vụ nội dung nghiên cứu của đề tài.