TS. Nguyễn Mạnh Tuấn

01.Tên nhiệm vụ: 

Nghiên cứu xử lý tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong đất trồng cây ăn quả tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
06.Cơ quan chủ quản: 
Đại học Thái Nguyên
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Khoa học sự sống
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
ThS. Đỗ Bích Duệ, TS. Trần Minh Quân, ThS. Đỗ Thị Hiền, ThS. Nguyễn Thế Cường, ThS. Nguyễn Thương Tuấn, ThS. Vũ Thị Ánh, ThS. Nguyễn Thị Duyên, ThS. Trần Phú Cường, Hoàng Thùy Linh.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Đánh giá tình hình sử dụng thuốc BVTV, thực trạng tồn dư thuốc BVTV về hoạt chất và hàm lượng đến môi trường vùng trồng cây ăn quả các xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn huyện Tân Yên.
- Lựa chọn được 6 chủng vi khuẩn đất trong bộ chủng giống đang lưu giữ, có khả năng phân hủy mạnh tồn dư thuốc BVTV trong đất thuộc 05 hoạt chất chính (nhóm lân, clo, carbamate và pyrethroid...).
- Tạo được chế phẩm vi sinh có khả năng phân hủy dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả, chứa mật độ mỗi loại vi khuẩn hữu ích 108 CFU/g và bảo quản được trong 12 tháng ở nhiệt độ phòng.
- Xây dựng được 06 mô hình xử lý tồn dư hoạt chất BVTV chính trong đất trồng cây vải, ổi và bưởi tại xã Phúc Hòa và Hợp Đức huyện Tân Yên với hiệu suất phân hủy đạt ≥ 80% (03 mô hình cho mỗi xã, 01 ha cho mỗi loại cây ăn quả/xã; tổng diện tích các mô hình 06 ha).

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
- Khảo sát thực trạng tồn dư thuốc BVTV trong môi trường một số vùng trồng cây ăn quả; - Tuyển chọn chủng giống vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất; - Nghiên cứu mẫu đất trước khi xử lý và sau khi xử lý vi khuẩn phân hủy,để đánh giá hiệu quả sử dụng; - Sản xuất 02 tấn chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả tại Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên; - Xây dựng 06 mô hình (có đối chứng) xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả bằng chế phẩm vi sinh; - Xây dựng quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả; - Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị tập huấn, đào tạo kỹ thuật viên.
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
- Xây dựng được bộ dự liệu tổng thể về dư lượng thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả tại huyện Tân Yên. Trong đó, dư lượng thuốc BVTV trong đất là bộ dữ liệu đầu tiên được công bố, từ đó cấp quản lý có thông tin chi tiết về thực trạng tồn dư thuốc BVTV, làm cơ sở cho các định hướng phát triển ngành trồng cây ăn quả ở các năm tiếp theo; - Dưới tác động của chế phẩm vi sinh, các hoạt chất BVTV bị phân hủy với hiệu xuất đạt 87,79-93,59%; - chế phẩm vi sinh tạo ra từ nghiên cứu sẽ tạo ra các sản phẩm cây ăn quả đảm bảo theo hướng nông sản sạch, tác động tích cực đến giá thành sản phẩm, giảm khả năng phơi nhiễm thuốc BVTV - Kết quả của đề tài góp phần giải quyết được vấn đề dư lượng thuốc BVTV trong đất, trong sản phẩm, tạo sản phẩm an toàn.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp điều tra tình hình sử dụng thuốc BVTV trong quá trình chăm sóc cây ăn quả; - Phương pháp thu thập mẫu đất, nước tại các vùng thâm canh cây ăn quả; - Phương pháp tuyển chọn chủng giống vi khuẩn có khả năng phân hủy mạnh 05 hoạt chất BVTV; - Nghiên cứu tạo chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV; - Phương pháp đánh giá hiệu quả phân hủy các hoạt chất BVTV; - Phương pháp sản xuất 02 tấn chế phẩm; - Phương pháp xây dựng 06 mô hình xử lý tồn dư BVTV; - Phương pháp xử lý số liệu.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- 01 mẫu phiếu điều tra dưới 30 chỉ tiêu. - 150 phiếu điều tra điền đầy đủ thông tin. - Báo cáo phân tích thực trạng về tồn dư thuốc BVTV trong môi trường vùng trồng cây vải, ổi, bưởi tại xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn, huyện Tân Yên. - Báo cáo kết quả phân tích về hoạt chất và hàm lượng thuốc BVTV tồn dư trong môi trường vùng trồng vải, ổi, bưởi tại xã Phúc Hòa, Hợp Đức và Liên Sơn,huyện Tân Yên. - Báo cáo về khả năng phân hủy 05 hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất bởi tổ hợp 06 chủng vi khuẩn tiềm năng. - Báo cáo kết quả về môi trường thích hợp cho nhân giống cấp 2 cho 06 chủng vi khuẩn tiềm năng có khả năng phân hủy mạnh các loại hoạt chất BVTV. - 02 tấn chế phẩm vi sinh xử lý dư lượng thuốc BVTV trong đất với vi khuẩn hữu ích ≥108 CFU/g và bảo quản được trong 12 tháng ở nhiệt độ phòng. - 06 mô hình xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả tại xã Phúc Hòa và Hợp Đức, huyện Tân Yên (03 mô hình cho mỗi xã, 01ha cho mỗi loại cây ăn quả/xã; tổng diện tích các mô hình 06ha) với hiệu suất phân giải đạt ≥80%. - 02 quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý tồn dư thuốc BVTV trong đất trồng cây ăn quả được Hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở công nhận. - Báo cáo đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của thuốc BVTV đối với môi trường và sức khỏe người dân vùng trồng cây ăn quả huyện Tân Yên bằng chế phẩm vi sinh. - 10 chuyên đề nghiên cứu khoa học. - 01 bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí uy tín Quốc gia - 01 hồ sơ hội thảo khoa học. - Hồ sơ 10 kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo; 60 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật. - Phiếu kết quả phân tích 270 mẫu đất, 90 mẫu nước mặt và 90 mẫu nước ngầm. - 168 mẫu đánh giá hiệu lực phân hủy tồn dư 05 loại hoạt chất BVTV tồn dư chính trong đất (dự kiến: carbosulfan, chlorpyrifos, dimethoate, fenobucarb và cypermethrin. - 27 mẫu đất xác định pH của đất trồng cây ăn quả trước khi sử dụng chế phẩm vi sinh. - Báo cáo kết quả đề tài (Báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt).
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
16.Thời gian thực hiện: 
24 tháng (từ tháng 10/2022 đến tháng 1/2024)
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 3.060.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ không trăm sáu mươi triệu đồng). Trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 2.960.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ chín trăm sáu mươi triệu đồng). - Kinh phí đối ứng từ đơn vị chủ trì: 100.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm triệu đồng).
Tổng kinh phí: 
3.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước: 
3.00
Từ nguồn khác: 
100.00
18.Quyết định phê duyệt: 
1385/QĐ-UBND
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Thời gian thực hiện (tháng): 
24
Thời gian bắt đầu: 
01/2022
Thời gian kết thúc: 
01/2024
Năm thực hiện: 
2022
Tài liệu kèm theo: