TS. Trần Thanh Trăng

01.Tên nhiệm vụ: 

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng chế phẩm MF1 xây dựng mô hình trồng rừng gỗ lớn Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang

06.Cơ quan chủ quản: 
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Nghiên cứu bảo vệ rừng
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
PGS. TS. Nguyễn Minh Chí, TS. Nguyễn Thị Thúy Nga, PGS.TS. Đào Ngọc Quang, ThS. Lê Thị Xuân, GS. TS. Phạm Quang Thu, ThS. Bùi Quang Tiếp, ThS. Trần Anh Tuấn, TS. Nguyễn Mạnh Hà, ThS. Nguyễn Thị Minh Hằng.
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Xây dựng vườn ươm giống cây Thông Caribê sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 quy mô 20.000 cây giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn.
- Xây dựng mô hình trồng thâm canh 20 ha Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. Tỷ lệ sống của rừng trồng đạt từ 90% trở lên, sinh trưởng cây tối thiểu tăng 20% so với giống đại trà và không sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1.
- - Đào tạo, tập huấn về ươm cây giống; trồng rừng thâm canh trồng gỗ lớn Thông Caribê.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
* Xây dựng vườn ươm giống Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1; - Địa điểm: Thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng. - Diện tích: 120 m2 * Xây dựng mô hình trồng thâm canh Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1; - Địa điểm: huyện Yên Dũng - Diện tích: 02 ha. * Hội thảo khoa học, hội nghị đầu bờ, đào tạo, tập huấn về ươm cây giống và trồng rừng thâm canh trồng gỗ lớn Thông Caribê
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
- Sau khi trồng thành công, rừng Thông caribê sẽ góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tăng khả năng hấp thụ CO2, hấp thụ bụi, giữ nước, bảo vệ đất, bảo vệ đồi núi, góp phần giảm hiệu ứng nhà kính. Về lâu dài, sẽ tạo cảnh quan xung quanh Chùa Kem, một di tích Quốc gia. - Tác động của chế phẩm vi sinh vật MF1 giúp cải tạo đất, tăng hệ sinh thái, phục hồi, bổ sung hệ vi sinh vật tự nhiên cho đất nơi trồng rừng. - Mô hình đã tạo điều kiện cho bà con nông dân được ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống sản xuất để nâng cao hiệu quả sản phẩm rừng trồng. Hướng đến mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững. - Tạo cơ hội việc làm và góp phần nâng cao đời sống cho người dân địa phương...
13.Phương pháp nghiên cứu: 
- Phương pháp thu thập số liệu; - Phương pháp xử lý số liệu.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- Vườn ươm giống cây Thông Caribê có diện tích tối thiểu là 120 m2, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1, quy mô 20.000 cây giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. - Mô hình trồng thâm canh 20 ha Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. Tỷ lệ sống của rừng trồng đạt từ 90% trở lên, sinh trưởng cây tối thiểu tăng 20% so với giống đại trà và không sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. - 02 Quy trình kỹ thuật: Quy trình sản xuất cây giống Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 ở vườn ươm; Quy trình trồng Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 phù hợp với điều kiện địa phương. Các quy trình được công nhận cấp cơ sở. - Kỷ yếu hội thảo khoa học - 01 hội nghị đầu bờ - Hồ sơ 05 kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo; 50 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật. - 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học. - Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt) - Các sản phẩm khác: Báo cáo kết quả thí nghiệm; 60 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở vườn ươm; 48 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở rừng trồng.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
16.Thời gian thực hiện: 
36 tháng (từ tháng 6/2021 đến tháng 6/2024)
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 2.506.264.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ năm trăm linh sáu triệu, hai trăm sáu mươi tư nghìn đồng), trong đó: - Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 2.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ đồng). - Kinh phí từ nguồn khác: 506.264.000 đồng (Bằng chữ: Năm trăm linh sáu triệu, hai trăm sáu mươi tư nghìn đồng).
Tổng kinh phí: 
3.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước: 
2.00
Từ nguồn khác: 
506.00
18.Quyết định phê duyệt: 
565/QĐ-UBND
Tình trạng thực hiện: 
Đã nghiệm thu
Kết quả thực hiện: 
- Vườn ươm giống cây Thông Caribê có diện tích tối thiểu là 120 m2, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1, quy mô 20.000 cây giống, đạt tiêu chuẩn xuất vườn. - Mô hình trồng thâm canh 20 ha Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. Tỷ lệ sống của rừng trồng đạt từ 90% trở lên, sinh trưởng cây tối thiểu tăng 20% so với giống đại trà và không sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1. - 02 Quy trình kỹ thuật: Quy trình sản xuất cây giống Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 ở vườn ươm; Quy trình trồng Thông Caribê, sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 phù hợp với điều kiện địa phương. Các quy trình được công nhận cấp cơ sở. - Kỷ yếu hội thảo khoa học - 01 hội nghị đầu bờ - Hồ sơ 05 kỹ thuật viên cơ sở được đào tạo; 50 lượt người dân được tập huấn kỹ thuật. - 02 chuyên đề nghiên cứu khoa học. - Báo cáo kết quả thực hiện dự án (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt) - Các sản phẩm khác: Báo cáo kết quả thí nghiệm; 60 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở vườn ươm; 48 mẫu phân tích xác định mật độ, hoạt tính sinh học và tên khoa học của các chủng vi sinh vật phân giải lân (phân giải phốt phát khó tan), vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh ở rừng trồng.
Thời gian thực hiện (tháng): 
26
Thời gian bắt đầu: 
06/2021
Thời gian kết thúc: 
06/2024
Năm thực hiện: 
2021