Thạc sĩ Nguyễn Hoàng Việt.

01.Tên nhiệm vụ: 

“Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình bảo quản và chế biến một số sản phẩm từ cây măng tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
03. Mức độ bảo mật: : 
Bình thường
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Nghiên cứu rau quả
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Khảo sát hiện trạng vùng nguyên liệu tại địa bàn triển khai thực hiện dự án, xác định vùng nguyên liệu phục vụ chế biến các sản phẩm từ măng.
- Xây dựng mô hình bảo quản măng và các sản phẩm từ măng.
- Hoàn thiện và chuyển giao các quy trình:
+ Quy trình bảo quản măng tươi.
+ Quy trình chế biến măng tươi ăn liền (măng thái lát, măng thái chỉ và măng xé sợi).
+ Quy trình chế biến măng khô chế biến tối thiểu.
+ Quy trình chế biến măng sấy khô.
+ Quy trình chế biến măng dầm dấm.
- Xây dựng mô hình chế biến các sản phẩm từ măng quy mô 300-500 kg nguyên liệu tươi/mẻ.
- Xây dựng và công bố TCCS, bộ nhận diện cho các sản phẩm măng chế biến.
- Xây dựng mô hình liên kết và tiêu thụ các sản phẩm từ măng của huyện Sơn Động.

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
10.1. Khảo sát hiện trạng vùng nguyên liệu tại địa bàn triển khai thực hiện dự án, xác định vùng nguyên liệu phục vụ chế biến các sản phẩm từ măng tại huyện Sơn Động; 10.2.Hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình công nghệ bảo quản măng tươi; 10.3.Hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình công nghệ biến chế biến măng tươi ăn liền (măng thái lát, măng thái chỉ và măng xé sợi); 10.4. Nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến măng khô chế biến tối thiểu; 10.5. Hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình công nghệ chế biến măng sấy khô; 10.6. Hoàn thiện và chuyển giao thành công quy trình công nghệ chế biến măng dầm dấm; 10.7. Xây dựng mô hình bảo quản măng tươi; 10.8. Xây dựng mô hình chế biến các sản phẩm từ măng quy mô 300-500 kg nguyên liệu tươi/mẻ; 10.9.Sản xuất các sản phẩm măng chế biến: măng tươi ăn liền (măng thái lát, măng thái chỉ và măng xé sợi); măng khô chế biến tối thiểu; măng sấy khô; măng dầm dấm; 10.10. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) và bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm măng chế biến; 10.11. Xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ các sản phẩm từ măng Sơn Động; 10.12.Đào tạo kỹ thuật viên, hội thảo và tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người dân và tổ chức hội thảo khoa học về ứng dụng KHCN xây dựng mô hình bảo quản chế biến một số sản phẩm từ cây măng; 10.13.Xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- Báo cáo hiện trạng vùng nguyên liệu phục vụ chế biến các sản phẩm từ măng. - Mô hình bảo quản măng và các sản phẩm từ măng. - Các quy trình kỹ thuật về bảo quản và chế biến các sản phẩm từ măng (Quy trình được công nhận cấp cơ sở), bao gồm: + Quy trình bảo quản măng tươi. + Quy trình chế biến măng tươi ăn liền (măng thái lát, măng thái chỉ và măng xé sợi). + Quy trình chế biến măng khô chế biến tối thiểu. + Quy trình chế biến măng sấy khô. + Quy trình chế biến măng dầm dấm. - Mô hình chế biến các sản phẩm từ măng quy mô 300-500 kg nguyên liệu tươi/mẻ. - Các sản phẩm từ măng: + Măng tươi ăn liền (măng thái lát, măng thái chỉ và măng xé sợi): 500 kg thành phẩm đáp ứng chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Thời gian bảo quản 06 tháng. + Măng khô chế biến tối thiểu: 200 kg thành phẩm đáp ứng chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Thời gian bảo quản 06 tháng + Măng sấy khô: 200 kg thành phẩm đáp ứng chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Thời gian bảo quản 12 tháng. + Măng dầm dấm: 200 kg thành phẩm đáp ứng chỉ tiêu an toàn thực phẩm. Thời gian bảo quản 06 tháng. - TCCS cho các sản phẩm măng chế biến, bộ nhận diện thương hiệu sản phẩm măng chế biến. - Mô hình chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm chế biến từ măng. - 01 hồ sơ đào tạo, 01 hồ sơ hội thảo, 01 hồ sơ tập huấn kỹ thuật. - Báo cáo tổng hợp và Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện dự án.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
16.Thời gian thực hiện: 
24 tháng (từ tháng 01/2025 đến tháng 01/2027).
17.Kinh phí được phê duyệt: 
- Tổng kinh phí: 2.284.000 đồng ( Hai tỷ hai trăm tám mươi tư triệu đồng chẵn). Trong đó: Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 1.850.000.000 đồng (Bằng chữ: Một tỷ tám trăm năm mươi triệu đồng chẵn). Kinh phí đối ứng: 434.000.000 đồng (Bằng chữ: Bốn trăm ba mươi bốn triệu đồng chẵn)
Tổng kinh phí: 
2.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước: 
2.00
Từ nguồn khác: 
434.00
18.Quyết định phê duyệt: 
448/QĐ-KHCN
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Thời gian thực hiện (tháng): 
24
Thời gian bắt đầu: 
01/2025
Thời gian kết thúc: 
01/2027
Năm thực hiện: 
2025