Tiến sĩ Lê Văn Quang

01.Tên nhiệm vụ: 

“Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng
(Lithocarpus fissus Champ. ex Benth. A. Camus) cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Bắc Giang”
 

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Tỉnh
03. Mức độ bảo mật: : 
Bình thường
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Viện Nghiên cứu Lâm sinh
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

- Xác định được một số đặc điểm sinh thái và lâm học loài Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Bắc Giang.
- Xây dựng được mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn quy mô 6,0 ha.
- Chuyển giao được kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Sồi phảng cho cán bộ và người dân địa phương.
 

10.Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: 
* Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm phân bố, sinh thái và lâm học của loài Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang; * Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang; * Nghiên cứu bổ sung biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn tại tỉnh Bắc Giang; * Xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang; * Tập huấn kỹ thuật chuyển giao kết quả nghiên cứu cho cán bộ và người dân địa phương; * Báo cáo kết quả nghiên cứu của đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt).
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- 04 chuyên đề nghiên cứu khoa học: Một số đặc điểm sinh thái và lâm học loài Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang; Nghiên cứu bổ sung một số biện pháp kỹ thuật nhân giống hữu tính Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang; Điều tra, đánh giá một số mô hình rừng trồng Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang và một số tỉnh phía Bắc; Nghiên cứu bổ sung các biện pháp kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - 01 Quy trình kỹ thuật nhân giống hữu tính Sồi phảng tại tỉnh Bắc Giang. - 01 Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh Sồi phảng cung cấp gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. - 02 lớp tập huấn kỹ thuật nhân giống và trồng rừng thâm canh Sồi phảng. - Mô hình rừng trồng thâm canh Sồi phảng quy mô 6 ha: + 1,1ha thí nghiệm phương thức trồng, bao gồm trồng cây dược liệu dưới tán, thí nghiệm kỹ thuật chăm sóc, tỉa cành. + 3 ha trồng thâm canh Sồi phảng xen cây dược liệu Cát sâm. + 1,9 ha trồng thuần loài Sồi phảng. - Báo cáo khoa học kết quả nghiên cứu đề tài (Báo cáo chính và báo cáo tóm tắt). - Sản phẩm khác: + 48 phiếu điều tra OTC 6 cây để xác định mối quan hệ giữa Sồi phảng với các loài trong lâm phần rừng tự nhiên; + 36 phiếu điều tra OTC rừng tự nhiên diện tích 2.500 m2 và 36 phiếu điều tra OTC rừng trồng diện tích 500 m2. + Bộ số liệu điều tra 180 ODB trong 36 OTC điều tra rừng tự nhiên; + Kết quả phân tích tính chất lý, hóa học của 36 mẫu đất.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
Tỉnh Bắc Giang
16.Thời gian thực hiện: 
36 tháng (từ tháng 3/2025 đến tháng 3/2028).
17.Kinh phí được phê duyệt: 
- Tổng kinh phí: 3.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ đồng). Trong đó: Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 3.000.000.000 đồng (Bằng chữ: Ba tỷ đồng).
Tổng kinh phí: 
3.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước: 
3.00
18.Quyết định phê duyệt: 
451/QĐ-KHCN
Lĩnh vực: 
Khoa học nông nghiệp
Tình trạng thực hiện: 
Đang thực hiện
Thời gian bắt đầu: 
03/2025
Thời gian kết thúc: 
03/2028
Năm thực hiện: 
2025