Đặng Đức Chiến

01.Tên nhiệm vụ: 

Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang” cho sản phẩm dứa của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

02.Cấp quản lý nhiệm vụ: 
Cơ sở
05.Tên tổ chức chủ trì: 
Trung tâm Phát triển Nông thôn
07.Thông tin Chủ nhiệm nhiệm vụ: 
ThS. Đặng Đức Chiến
08.Danh sách cá nhân tham gia nhiệm vụ : 
ThS. Phạm Thế Bảo; Phạm Duy Khánh; Hà Thị Ngọc Bích; Nguyễn Vũ Hoàng Lâm; CN.Trần Thị Phương Ngân; ThS. Đào Tiến Dũng; CN Phạm Thị Nhị Hường; CN. Nguyễn Thị Thủy Tiên; ThS.Lương Thị Hậu;
09.Mục tiêu nghiên cứu: 

1. Mục tiêu chung của dự án

Sử dụng công cụ sở hữu trí tuệ xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “dứa Lạng Giang”, góp phần duy trì danh tiếng sản phẩm và nâng cao đời sống người dân vùng sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả dứa tươi của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Xây dựng được bộ hồ sơ và đăng ký thành công nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang” cho sản phẩm dứa của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang;

- Xây dựng được hệ thống các phương tiện, điều kiện để quản lý và khai thác giá trị nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”;

- Xây dựng mô hình quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”.

11.Lĩnh vực nghiên cứu: 
sở hữu trí tuệ
12.Mục tiêu kinh tế xã hội của nhiệm vụ: 
- Việc xây dựng quản lý hiệu quả Nhãn hiệu chứng nhận sẽ nâng cao danh tiếng và uy tín của sản phẩm dứa của huyện Lạng Giang, sản phẩm đưa ra thị trường được đảm bảo ổn định về chất lượng, chính xác về nguồn gốc và được pháp luật bảo vệ. - Tăng khả năng cạnh tranh và giá bán của sản phẩm trên thị trường sau khi được bảo hộ Nhãn hiệu chứng nhận. - Giúp cải thiện thu nhập của sản xuất và kinh doanh quả dứa tươi, góp phần phát triển nông thôn mới và xóa đói giảm nghèo tại vùng sản xuất. - Sau khi dự án hoàn thành, các kết quả nghiên cứu về phương pháp xây dựng hệ thống tổ chức, thương mại và quản lý chất lượng có thể dùng làm tài liệu để tham khảo, áp dụng cho việc xây dựng và triển khai các dự án xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận cho các sản phẩm tương tự.
13.Phương pháp nghiên cứu: 
Phương pháp nghiên cứu: - Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp và thông qua các phiếu điều tra. - Thu thập mẫu nhãn: áp dụng Phương pháp lấy mẫu quả tươi trên vườn sản xuất theo TCVN 9017:2011. - Phương pháp phân tích các chỉ tiêu chất lượng quả dứa tươi: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 43 - 26: 2001.
14.Sản phẩm khoa học và công nghệ dự kiến: 
- Báo cáo kết quả dự án (Báo cáo tổng hợp và báo cáo cáo tóm tắt). - Báo cáo phân tích đánh giá hiện trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm quả dứa của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. - 02 bản đồ: bản đồ hiện trạng và bản đồ khu vực địa lý tương ứng với vùng sản xuất sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang” tỷ lệ 1/10.000. - Bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang” dùng cho sản phẩm quả dứa của huyện Lạng Giang. - Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Dứa Lạng Giang” được cấp. - 01 bản hướng dẫn quy trình kỹ thuật sản xuất, thu hoạch, bảo quản quả dứa mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”. - Hệ thống các văn bản quản lý; phương tiện nhận diện, khai thác nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”. - Hệ thống truy xuất nguồn gốc cho sản phẩm quả dứa tươi mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”. - Mô hình thí điểm quản lý, khai thác và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”. - Kế hoạch quảng bá, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm mang nhãn hiệu chứng nhận “Dứa Lạng Giang”. - Kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng sau khi sản phẩm dứa của huyện Lạng Giang được bảo hộ. - 02 chuyên đề nghiên cứu. - Hồ sơ 02 hội thảo khoa học; - Hồ sơ 01 hội nghị công bố và 03 hội nghị tập huấn cho 180 lượt người; - Sản phẩm khác: 01 mẫu phiếu điều tra và 90 phiếu điều tra đầy đủ thông tin; Phiếu kết quả phân tích 30 mẫu quả dứa tươi.
15.Địa chỉ và quy mô ứng dụng dự kiến: 
tỉnh Bắc Giang
17.Kinh phí được phê duyệt: 
Tổng kinh phí: 740.000.000 đồng (Bằng chữ: Bẩy trăm bốn mươi triệu đồng chẵn). + Kinh phí hỗ trợ từ nguồn chi quản lý hành chính không tự chủ của khối văn phòng Sở KH&CN năm 2022: 500.000.000 đồng (năm trăm triệu đồng chẵn). + Kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp khoa học và công nghệ tỉnh: 240.000.000 đồng (Hai trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).
Tổng kinh phí: 
740000000.00
Từ nguồn ngân sách nhà nước: 
240000000.00
Từ nguồn khác: 
500000000.00
Lĩnh vực: 
khác
Tình trạng thực hiện: 
KHác
Thời gian bắt đầu: 
08/2022
Thời gian kết thúc: 
08/2022
Năm thực hiện: 
2022
1907