Xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp tại tỉnh Bắc Giang
<strong><em>Mục tiêu chung</em></strong> Xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trong canh tác cho một số cây trồng chính tại tỉnh Bắc Giang. <strong><em>Mục tiêu cụ thể</em></strong> - Tổng hợp xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về chất lượng đất đai tại Bắc Giang. - Tổng hợp xây dựng cơ sở dữ liệu về kỹ thuật canh tác cho một số cây trồng chính tại tỉnh Bắc Giang. - Xây dựng phần mềm trực tuyến quản lý và sử dụng đất nông nghiệp qua mạng internet được đăng tải lên trang thông tin của các cơ quan quản lý của tỉnh giúp người sử dụng tra cứu các thông tin về đất, phân bón, kỹ thuật canh tác các cây trồng chính và hệ thống các loại bản đồ chuyên đề. - Đào tạo cán bộ quản lý, tập huấn hướng dẫn chi tiết các thao tác tra cứu bản đồ, trích lục thông tin, cập nhật dữ thống kê. Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính: Nội dung 1. Xây dựng cơ sở dữ liệu Trên cơ sở các dữ liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, cây trồng,... đã có và các nghiên cứu liên quan sẽ được phân loại, tổng hợp, bổ sung và đưa vào quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên dụng (PostgreSQL) đảm bảo tuân thủ theo quy trình của Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Ban hành quy trình và định mức kinh tế- kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên môi trường. - Xây dựng dữ liệu thống kê, dự báo, thông tin cây trồng, phân bón bao gồm các dữ liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, về cơ cấu kinh tế, giá trị sản lượng ngành nông nghiệp... Xây dựng dữ liệu về hiện trạng sử dụng phân bón của người dân, cơ cấu cây trồng mùa vụ, công thức luân canh và biểu hiện mối quan hệ giữa dinh dưỡng và sinh trưởng, phát triển của cây trồng... - Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên đất nông ngiệp tỉnh Bắc Giang bao gồm: các loại bản đồ (đất, chất lượng đất đai, bản đồ nông hóa, bản đồ thích nghi và bản đồ đề xuất cơ cấu cây trồng...,). Nội dung 2. Xây dựng phần mềm * Cấu trúc phần mềm: Phần mềm được thiết kế dựa trên kiến trúc DNA (Distributed interNet Applications) với các tầng: tầng trình diễn, tầng nghiệp vụ, tầng dự liệu. Cho phép quản trị dữ liệu tập trung, đảm bảo an toàn và tăng hiệu năng khai thác dữ liệu, đảm bảo cho phép nhiều người sử dụng đồng thời trên mạng cục bộ hay internet. - Sử dụng nền tảng GeoServer nguồn mở. - Bảo mật: Chương trình hỗ trợ 03 mức bảo mật: mức hệ điều hành mạng; mức hệ quản trị cơ sở dữ liệu; mức ứng dụng; - Khả năng nâng cấp, mở rộng: Xây dựng và thiết kế phần mềm hướng đối tượng do đó rất linh hoạt trong khả năng nâng cấp và mở rộng. * Chức năng phần mềm: Hệ thống bao gồm các nhóm chức năng: Phục vụ quản lý hệ thống; Quản lý đất và cây trồng; Quản lý khí tượng thủy văn; Quản lý phân bón; Khai thác và dự báo; Tính tối ưu nhu cầu phân bón; Hướng dẫn lựa chọn phân bón. - Đưa phần mềm vào sử dụng trong môi trường thực tế. - Quản lý và cập nhật yêu cầu thay đổi: Ghi nhận các yêu cầu thay đổi và cập nhật các sản phẩm để đáp ứng các yêu cầu thay đổi trong quá trình phát triển. Nội dung 3. Xây dựng mô hình kiểm chứng các công thức bón phân theo tính toán của phần mềm Tiến hành 3 mô hình thử nghiệm, cụ thể như sau: - Mô hình chuyên lúa: Bố trí theo công thức lúa xuân - lúa mùa tại xã Hương Gián huyện Yên Dũng; - Mô hình hai lúa - màu: Bố trí theo công thức lúa xuân - lúa mùa - bắp cải đông tại xã Song Vân huyện Tân Yên; - Mô hình chuyên rau màu: Bố trí theo công thức Lạc xuân - Dưa hấu hè - khoai tây đông tại xã huyện Lục Nam. Quy mô và công thức bón phân: 02 ha/mô hình, trong đó 1 ha bón phân theo công thức tính toán theo phần mềm và 1 ha đối chứng bón theo công thức của người dân. Nội dung 4. Đào tạo, chuyển giao công nghệ - Đào tạo, tập huấn 30 người/2 lớp cho các đối tượng quản lý (phòng, ban nghiệp vụ ở tỉnh, huyện, xã,...) người trực tiếp khai thác và sử dụng trực tiếp phần mềm thông qua internet; sử dụng ứng dụng web quản lý.