Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và phát triển thương hiệu nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang”.
<strong><em>Mục tiêu chung</em></strong>
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, sản xuất giống nấm dạng dịch thể và một số giống nấm mới, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nấm ăn và nấm dược liệu, bổ sung cơ cấu giống mới trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Từ đó nâng cao công tác quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể sản phẩm “Nấm Lạng Giang”.
<strong>Tóm tắt nội dung nghiên cứu chính:</strong>
1. Đánh giá thực trạng sản xuất nấm trên địa bàn tỉnh Bắc Giang thời gian qua
- Thiết kế 02 mẫu phiếu điều tra, điều tra 180 phiếu, về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên địa bàn tỉnh; Các tiến bộ kỹ thuật đã áp dụng, chất lượng giống, chủng loại nấm.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp, phân tích kết quả điều tra khảo sát.
2. Xây dựng mô hình sản xuất nấm giống dạng dịch thể, giống nấm linh chi, giống nấm mộc nhĩ
- Quy mô, địa điểm: Nhân giống dạng dịch thể cho giống nấm (linh chi, mộc nhĩ) với công suất 80-100 lít/mẻ nhân giống, quy mô 2000 lít giống/năm.
- Giải pháp kỹ thuật: Theo Quy trình công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể cấp I, cấp II và cấp III thương phẩm của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm.
3. Xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm 2 giống nấm linh chi, nấm mộc nhĩ
- Quy mô, địa điểm: 100 tấn nguyên liệu/loại nấm (Giống nấm linh chi, giống nấm mộc nhĩ). Dự kiến năng suất 30 kg nấm khô/tấn nguyên liệu; nấm mộc nhĩ 65 - 70 kg nấm khô/tấn nguyên liệu
- Các giải pháp kỹ thuật lựa chọn: Quy trình sản xuất nấm thương phẩm sử dụng nấm giống dạng dịch thể và chế phẩm vi sinh xử lý môi trường của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm.
4 Xây dựng mô hình sản xuất nấm thương phẩm 2 giống nấm chất lượng cao nấm Kim phúc, nấm Chân dài
<strong><em>- </em></strong>Quy mô: 30 - 50 tấn nguyên liệu/loại nấm (nấm kim phúc, nấm chân dài). Dự kiến năng suất 300 – 350kg nấm Chân dài tươi/tấn nguyên liệu; 400 - 600 kg nấm Kim phúc tươi/tấn nguyên liệu
- Giải pháp kỹ thuật chính lựa chọn: Quy trình công nghệ nuôi trồng nấm Kim phúc và nấm Chân dài của Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nấm.
5 Thiết lập và vận hành mô hình quản lý nhãn hiệu tập thể “nấm Lạng Giang”
- Xây dựng phương án khai thác thương mại nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”.
- Triển khai thí điểm hoạt động quản lý và khai thác nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”:
- Hỗ trợ các mô hình sản xuất nấm mang nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”;
- Triển khai các hoạt động quảng bá và khai thác nhãn hiệu tập thể “Nấm Lạng Giang”; In ấn, sản xuất bao bì, biển hiệu, biển quảng cáo.
6. Đào tạo, tập huấn kỹ thuật, hội nghị đầu bờ, hội thảo khoa học
- Tổ chức 2 lớp đào tạo cho 10 cán bộ kỹ thuật về công nghệ sản xuất giống nấm dạng dịch thể và công nghệ nuôi trồng một số loại nấm có sử dụng giống nấm dạng dịch thể.
- Tổ chức 05 lớp tập huấn cho 300 lượt người dân trồng nấm về kỹ thuật nuôi trồng nấm một số loại nấm ăn và nấm dược liệu (linh chi, mộc nhĩ, kim phúc, chân dài).
- Tổ chức 02 hội nghị đầu bờ giới thiệu mô hình sản xuất nấm thương phẩm (linh chi, mộc nhĩ, kim phúc, chân dài).
- Tổ chức 02 hội thảo khoa học về nội dung của dự án.
7. Viết báo cáo kết quả thực hiện Dự án